Trẻ sơ sinh
   Điểm danh những lỗi cha mẹ thường mắc phải khi kỷ luật con cái
 

Áp dụng các hình thực kỷ luật con với mong muốn sẽ dạy con cư xử chuẩn mực hơn, tuy nhiên, ngay trong lúc kỷ luật, có nhiều sai lầm bố mẹ hay mắc phải lại khiến việc làm này không hiệu quả.

1. Hành động không suy nghĩ

Khi ra quyết định kỷ luật trẻ về một vấn đề nào đó, bạn cần chắc chắn là bé hiểu được tại sao mà nó phải nhận bài học đó. Hành động cần phải công bằng, hợp lý trong mắt trẻ. Nhanh chóng đưa ra hình phạt khi trẻ chưa hiểu rõ về vấn đề chỉ càng làm chuyện thêm tệ hơn mà thôi.

2. Nói nhiều

Trẻ cần được biết lý do tại sao bé lại bị phạt như vậy, nhưng trong lúc nước mắt nước mũi tèm lem thì vạn lời nói không bằng một cái ôm hay vỗ về để trẻ cảm nhận được tình thương của bạn. Trong lúc đó, hãy nói ngắn gọn giải thích sao cho trẻ hiểu được lý do mà trẻ bị phạt. Những lúc như vậy bạn càng nói nhiều chỉ càng đổ thêm dầu vào lửa thôi.

3. Thiếu kiềm chế và lạm dụng quyền lực

Phải hiểu rằng bạn và con bạn đều hoàn toàn có tâm trạng giống nhau khi cả hai đang trong cơn nóng giận. Nếu như từ những thứ nhỏ nhặt nhất cũng làm cho bạn phải nổi nóng thì hãy theo bản năng làm mẹ để xem bạn có đang hành động thái quá hay không khi bạn ra quyết định kỷ luật trẻ. Ngay chính bạn cũng có xu hướng dễ nổi nóng khi thiếu ngủ, tâm trạng đang không tốt hoặc ngay cả khi đang đói. Hơn nữa, việc luôn luôn giữ cho chính mình bình tĩnh cũng sẽ phần nào làm cho trẻ cư xử tốt hơn do chẳng có ai để phải "chiến đấu" cả.

4. Bực bội

Rõ ràng là bạn sẽ rất bực mình nếu như trẻ phớt lờ hàng chục lần yêu cầu của bạn đối với bé. Nhưng hãy chắc chắn về sự rõ ràng giữa việc kỷ luật trẻ vì bạn bực mình hay kỷ luật để trẻ nhận ra và điều chỉnh lại cách cư xử của chúng. Tất nhiên là bạn bực mình vì cách cư xử như vậy của trẻ, tuy nhiên, chắc chắn là phải có nguyên nhân nào đó gây nên sự việc mà bạn phải tìm ra.

5. Không chịu tìm hiểu vấn đề

Tại sao con bạn không chịu tự đi giày? Nó đang cố làm việc đó mà không được? Nó có nhờ bạn giúp đỡ hay không? Hay đó là nó cố tình làm vậy để bạn chú ý tới nó hơn? Khi bạn ra lệnh cho nó phải hoàn tất việc đi giày trong vòng 1 phút không có nghĩa là vấn đề sẽ được giải quyết rốt ráo. Hãy dành chút thời gian để ý tới câu chuyện của trẻ và tìm cách để hiểu xem nguồn gốc của vấn đề là gì?

6. Không rõ ràng

Việc rõ ràng, kiên định trong các hình thức kỷ luật là chìa khóa để tạo cho trẻ thói quen cư xử tốt. Nếu bạn không rõ ràng, lúc thế này lúc thế kia, trẻ phạm lỗi mà lúc thì bạn đưa hình phạt, lúc thì không sẽ dẫn tới việc trẻ sẽ nhờn và không tuân theo. Việc kỷ luật trẻ phải hợp lý trong từng trường hợp, tuy nhiên cũng phải cho trẻ hiểu được sự nặng nhẹ trong các lỗi mà trẻ gây ra tương ứng với các mức kỷ luật như thế nào.

7. Thiếu sự hợp lý

Mọi hình kỷ luật đối với trẻ đều phải ở mức hợp lý đối với "tội trạng". Hãy luôn nhắc mình rằng con chỉ là một đứa trẻ còn nhỏ trước khi xử lý chúng. Trẻ con là trẻ con. Bản chất của chúng là luôn luôn cố tình nghịch ngợm, nô đùa ầm ỹ khi biết bạn đang đau đầu, hoặc muốn thử xem thế nào khi thả vỡ một quả trứng từ trên cao. Mọi hình kỷ luật quá đáng đối với chúng đều là không công bằng và chúng sẽ dùng nước mắt để nói điều đó với bạn đấy!

8. Đếm...

Đếm đến 3 là một kiểu cảnh báo rất hiệu quả để cho trẻ biết rằng việc kỷ luật đang sắp sửa được đưa ra. Tuy nhiên, thay vì vậy, sao không ra điều kiện thẳng với trẻ ("hoặc là con ăn đi hoặc là chúng ta sẽ về nhà ngay?"), trẻ sẽ có cơ hội để đưa ra quyết định nhanh chóng và hình dung rõ ràng về cái kết quả mà quyết định của chúng sẽ mang lại.

Trong khi có rất nhiều phương pháp để kỷ luật trẻ, nhưng điều chung nhất là sử dụng biện pháp trừng phạt để giúp trẻ có thể học được bài học. Hãy bình tĩnh, kiên định và tìm hiểu xem tại sao thiên thần nhỏ của bạn lại cư xử như vậy. Và hãy tận dụng cơ hội này để chỉ dạy chúng cách cư xử, cách thông cảm và biết cách nhìn đa chiều về vấn đề. Sau tất cả, đừng quên cho trẻ cảm nhận được tình yêu thương và sự thấu hiểu của cha mẹ đối với chúng, bạn nhé!

Theo Đinh Hưng / Trí Thức Trẻ

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nên và không nên khi cho trẻ sơ sinh ngủ chung giường (22/12)
 9 bản năng của trẻ ngay sau sinh khiến mẹ kinh ngạc (16/12)
 Những điều tuyệt đối không nên làm với trẻ sơ sinh (7/12)
 Dinh Dưỡng Phù Hợp Trong 1000 Ngày Đầu Đời (23/11)
 Nhiễm enterovirus ở trẻ sơ sinh (23/11)
 Tai hại ‘giật mình’ khi để trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn (19/11)
 Mật ong: Nên hay không dùng cho trẻ sơ sinh? (19/11)
 Dấu hiệu “tưởng lạ mà không đáng lo” ở trẻ sơ sinh (16/11)
 Có nên nhổ “nanh sữa” cho trẻ sơ sinh? (6/11)
 Những kiêng kị khi đến thăm trẻ sơ sinh (30/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i