Giáo dục trẻ
   Quát mắng con không phải là điều tệ hại nhất khi làm cha mẹ
 

La hét, quát mắng không giúp chúng ta trở thành cha mẹ tốt nhưng đôi khi nó lại là điều tốt nhất cha mẹ nên làm.

"Đây là lần thứ 5 mẹ yêu cầu con không được ném bóng trong nhà. Mang xuống tầng hầm hoặc đi ra ngoài, nhưng không phải ở đây!". Tôi đã hét lên những lời này - chính xác là gầm lên - vào mặt 3 cậu con trai của tôi. Trong khoảnh khắc đó, tôi cảm thấy giận điên người. Tôi có một ấm nước đang sôi trên bếp và một lớp học phải dạy trong vòng 30 phút nữa. Chưa hết, còn 2 buổi tập bóng đá phải tham dự, 3 trang toán bài tập về nhà lớp 2 và lớp 4 phải hoàn thành, chưa kể một bữa tối phải giải quyết xong, chỉ trong 4 tiếng còn lại của ngày hôm đó.

Tôi không có thời gian để xử lý thêm một cái bóng đèn, một cánh cửa sổ hay một lọ hoa bị vỡ. Thành thực mà nói, không còn thời gian cho bất cứ thứ gì. Tôi cũng chẳng thể dừng lại trong vài tích tắc để bình tĩnh nói những lời nhẹ nhàng với bọn trẻ về cách giải quyết vấn đề, rằng các con đang không nghe lời tôi, rằng hành động của chúng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rằng có thể chúng sẽ phải trả tiền để thay thế đồ bị vỡ. Và rằng "Tại sao chúng lại không thể vâng lời và tuân thủ quy tắc trong gia đình?".

La mắng, quát tháo có vẻ như là điều đúng đắn phải làm trong tình huống này. Thú thực, đó như là điều duy nhất tôi có thể làm để khiến bọn trẻ chú ý.

Nhiều chuyên gia về trẻ em chắc chắn sẽ không đồng ý với tôi. Một số nghiên cứu cho thấy, kỷ luật bằng ngôn từ khắc nghiệt có thể ảnh hưởng xấu tới tinh thần và tâm lý lâu dài ở tuổi trưởng thành. Tác động có hại của nó chẳng khác nào đòn roi.

Như một số ông bố bà mẹ đôi khi vẫn phải lớn tiếng khi dạy con, tôi có thể đánh giá cao những nghiên cứu này. La hét, quát mắng không phải một công cụ giúp tạo tính kỷ luật hiệu quả. Nó giống như một cách để cha mẹ thể hiện cơn giận dữ và sự mất kiên nhẫn của riêng mình hơn là cách để hướng dẫn hành vi đúng cho con cái.

Khoảnh khắc tuôn trào cơn nóng giận đó là khi tôi thấy mình đang la hét các con (Ảnh minh họa).

La hét, quát mắng không giúp chúng ta trở thành cha mẹ tốt.

Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa việc hét lên: "Đây là lần thứ 5 mẹ yêu cầu các con ngừng ném bóng trong nhà!" và quát tháo: "Các con có phải lũ ngốc không thế? Đừng có ném quả bóng đó trong nhà!".

Một bên là để thu hút sự chú ý của trẻ. Một bên là sự xúc phạm và hạ thấp nhân cách trẻ.

Do đó, cha mẹ la hét với con không nhất thiết phải là những phụ huynh tàn ác: họ có thể chỉ là những người đang quá sức nóng giận. Và khoảnh khắc tuôn trào cơn nóng giận đó là khi tôi thấy mình đang la hét các con.

Để rõ ràng hơn, tôi có thể nói, nhiều phụ huynh có thể cố gắng để giảm thiểu việc la hét con. Như tôi có thể không cần phải quát con khi chúng để khăn tắm ẩm ướt lên chiếc bàn gỗ cổ. Bọn trẻ không quan tâm tới việc bảo quản đồ gỗ cổ và như thế, việc to tiếng của tôi không làm chúng bắt đầu quan tâm hơn.

Nhưng tôi không nghĩ la hét lại trở thành vấn đề khiến cha mẹ cảm thấy tội lỗi hay quá lo lắng. Đôi khi, để bọn trẻ nhìn thấy cơn giận thực sự của chúng ta cũng không phải điều gì tai hại. Đôi khi, để bọn trẻ nhìn thấy chúng ta cũng là con người, những con người không hoàn hảo, cũng là điều có thể chấp nhận.

Có thể, câu hỏi mà chúng ta, các phụ huynh, nên đặt ra cho chính mình, là: Chúng ta la hét con bao lâu? Chúng ta quát to ngay từ dấu hiệu đầu tiên trẻ phạm lỗi hay khi trẻ đã vượt quá giới hạn? Nội dung lời quát tháo của chúng ta là gì? Chúng ta định nói điều gì? Có phải chúng ta đang thể hiện cơn tức giận hay đang cố gắng sử dụng việc la hét như một công cụ thay thế cho kỷ luật tích cực? Và có lẽ quan trọng nhất, chúng ta có nói: "Cha/mẹ xin lỗi con" khi chúng ta la mắng quá to, quá thường xuyên, quá đáng sợ?

Tôi đã thực sự xin lỗi con khi quát con chuyện để khăn tắm ướt lên bàn gỗ. Tôi nói: "Mẹ xin lỗi". Tôi chân thành nhấn mạnh rằng, mẹ không tốt khi lớn tiếng với con. Bởi trong trường hợp cụ thể đó, lớn tiếng đúng là không nên không phải.

Nhưng sẽ là nói dối nếu tôi phủ nhận rằng, đôi khi, với cha mẹ, la hét, lớn tiếng với con là điều tốt nhất nên làm.

Huyền Nguyễn (Afamily.vn)

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những sự thật cha mẹ phải chấp nhận về con cái mình (16/10)
 Sai lầm của bố mẹ khi trị trẻ bướng bỉnh (16/10)
 Những việc "nhỏ xíu" nhưng hiệu quả khi dạy con tự lập (15/10)
 8 bí quyết dạy con cách cư xử tích cực (15/10)
 7 sai lầm trong cách dạy con cha mẹ hiện đại nào cũng mắc (14/10)
 6 từ có sức mạnh kì diệu giúp bố mẹ động viên con (12/10)
 8 mẹo giúp mẹ "điều trị" con mè nheo khi đi siêu thị (12/10)
 Những điều bố mẹ nên làm để xoa dịu trẻ bị tổn thương do bạo hành (8/10)
 Bí quyết “cai nghiện” smartphone cho trẻ (8/10)
 8 cách đơn giản rèn con vào nếp mà không làm con tổn thương (6/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i