Giáo dục trẻ
   8 bí quyết dạy con cách cư xử tích cực
 

Bố mẹ nào cũng muốn dạy con mình những cách cư xử tích cực. Nhưng không phải mọi thứ lúc nào cũng dễ dàng. Dưới đây là 8 bí quyết giúp bạn xua tan những lo lắng đó.

1. Trẻ con hành động giống ba mẹ

Trẻ con xem ba mẹ làm hình mẫu để học theo. Vì vậy, dùng hành động của bạn để hướng dẫn con. Những gì bạn làm thường xuyên quan trọng hơn nhiều so với những gì bạn nói. Nếu bạn muốn con bạn nói năng lễ phép, hãy tự nói điều đó. Nếu bạn không muốn con cao giọng, hãy tự mình nói nhỏ và nhẹ nhàng với con.

2. Cho con biết cảm nhận của bạn

Nói thật cho con biết hành động của con ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Điều này sẽ giúp con thấy được cảm xúc của con trong bạn, giống như một chiếc gương. Điều này được gọi là sự đồng cảm.

Ở độ tuổi lên ba, trẻ em có thể cảm nhận được sự đồng cảm. Vì vậy, bạn có thể nói: "Mẹ khó chịu vì tiếng ồn, mẹ không thể nói chuyện điện thoại được". Khi bạn bắt đầu với từ "mẹ", nó giúp con nhìn nhận mọi thứ từ quan điểm của bạn.

3. Tiếp cận con gần hơn

Ngồi bên cạnh con là cách giao tiếp tích cực với con. Sự gần gũi giúp bạn hiểu những cảm xúc hoặc suy nghĩ của con. Nó cũng giúp con tập trung vào những gì bạn đang nói hoặc yêu cầu. Nếu bạn gần gũi với con và có được sự quan tâm của con, không cần phải ép buộc, con sẽ nghe lời bạn.

4. Con được lắng nghe

Trẻ con thường bực tức khi không thể thể hiện bằng lời nói. Khi bạn nói với con những gì bạn nghĩ con đang cảm thấy, con sẽ cảm thấy được tôn trọng, an ủi và bớt căng thẳng.

5. Giữ lời hứa

Khi bạn đưa ra một lời hứa, dù tốt hay xấu, con sẽ bắt đầu tin tưởng và tôn trọng bạn. Vì vậy, khi bạn hứa sẽ đi dạo sau khi con cất dọn đồ chơi, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ thực hiện điều dó. Chỉ cần bạn thực hiện những gì đã hứa, con sẽ cảm thấy an toàn hơn, bởi bạn tạo ra một môi trường nhất quán và có thể đoán trước được.

6. Đơn giản và tích cực

Nếu bạn có thể chỉ bảo con một cách rõ ràng, đơn giản và tích cực, con bạn sẽ dễ dàng tiếp thu và làm theo với thái độ tốt. Ví dụ, nói "Làm ơn đóng cửa" tốt hơn so với "Đừng để cửa mở".

7. Chịu trách nhiệm

Khi con lớn hơn, bạn có thể dạy con tính trách nhiệm đối với hành động của mình bằng cách trải nghiệm những kết quả của hành động. Đôi khi, bạn cần phải giải thích cho con biết hậu quả của những hành vi xấu hay hành vi gây nguy hiểm cho người khác.

8. Để con cảm thấy mình quan trọng

Trẻ con rất thích được đóng góp cho gia đình mình. Dạy con một số công việc nhà đơn giản sẽ giúp con cảm thấy mình quan trọng và có chút tự hào khi giúp đỡ người khác. Nếu bạn có thể để con làm việc nhà thường xuyên, con sẽ dần hình thành tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng.

 

Theo Gia Đình Việt Nam

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 7 sai lầm trong cách dạy con cha mẹ hiện đại nào cũng mắc (14/10)
 6 từ có sức mạnh kì diệu giúp bố mẹ động viên con (12/10)
 8 mẹo giúp mẹ "điều trị" con mè nheo khi đi siêu thị (12/10)
 Những điều bố mẹ nên làm để xoa dịu trẻ bị tổn thương do bạo hành (8/10)
 Bí quyết “cai nghiện” smartphone cho trẻ (8/10)
 8 cách đơn giản rèn con vào nếp mà không làm con tổn thương (6/10)
 Bố mẹ đã khen ngợi con đúng cách chưa? (6/10)
 Những điều cha mẹ nên dạy khi con lên 3 (5/10)
 Dạy con bằng hình phạt là sai lầm lớn của cha mẹ (5/10)
 Con gái khi biết yêu, nhớ những điều mẹ dặn con nhé! (2/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i