Giáo dục mầm non
   Quốc Oai thực hiện tốt chính sách dân tộc
 

Huyện Quốc Oai có trên 3,6% nhóm đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), sống tập trung tại hai xã Đông Xuân và Phú Mãn.


Giờ học của cô và trò trường Mầm non xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai.


Những năm qua, được sự quan tâm của Thành ủy, UBND TP Hà Nội, đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào DTTS của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực.


Bước chuyển mình mạnh mẽ
Đến trường Mầm non xã Đông Xuân, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước điều kiện cơ sở vật chất tại đây. Ngôi trường còn tươi màu sơn, khang trang nằm ven tỉnh lộ 419, con đường thẳng tắp được bê tông hóa. Ngôi trường là nơi nuôi dạy, chăm sóc cho trên 300 em nhỏ thuộc các nhóm tuổi với đội ngũ giáo viên nhiều năm kinh nghiệm. Cô Hoàng Thị Cầu - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường được đưa vào sử dụng khoảng ba năm nay. Dù điều kiện cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu vui chơi cho các bé chưa thật như mong muốn, tuy nhiên, so với trước khi sáp nhập với Thủ đô, ngôi trường thực sự là "mơ ước đã trở thành hiện thực" đối với giáo viên và phụ huynh nơi đây. Không chỉ ở bậc giáo dục mầm non, thống kê của Phòng GD - ĐT huyện cho thấy, có đến 98% trẻ em ở hai xã có đông đồng bào DTTS trong độ tuổi đi học được đến trường học hành đầy đủ. Đặc biệt, hiện tượng trẻ cấp tiểu học, THCS phải bỏ học giữa chừng gần như không còn...


Bên cạnh những khởi sắc của ngành GD - ĐT, nhiều công trình hạ tầng được hoàn thành, đưa vào sử dụng đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của hai xã Đông Xuân và Phú Mãn đều đạt trên 15%; thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 14 triệu đồng/người/năm. Đến nay, 100% hộ nghèo trên địa bàn hai xã được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; 100% số hộ đã có điện thắp sáng; 65% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Toàn huyện có 11/15 thôn vùng dân tộc miền núi được công nhận "Làng văn hóa" với gần 90% hộ đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa". Công tác phục hồi, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa bản sắc dân tộc được quan tâm, gìn giữ và phát huy.


Sâu sát với đời sống đồng bào
Đời sống vùng đồng bào DTTS huyện Quốc Oai có được bước chuyển mạnh mẽ như hôm nay, ngoài sự nỗ lực của người dân là hiệu quả việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển của các cấp chính quyền từ TP Hà Nội tới huyện. Ông Nguyễn Văn Vinh - Trưởng phòng Dân tộc huyện Quốc Oai chia sẻ, từ năm 2009 đến nay, toàn huyện đã triển khai hơn 80 dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) với tổng kinh phí gần 1.000 tỷ đồng. Huyện đang triển khai xây dựng đề án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất cho các thôn, bản đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí trên 223 tỷ đồng, trong đó, vốn phát triển cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 210 tỷ đồng.


Để thực hiện tốt chính sách giảm nghèo đối với hai xã miền núi của huyện, từ 2009 - 2014, huyện đã tiến hành hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định số 102 của Thủ tướng Chính phủ cho 719 hộ, 2.599 nhân khẩu, với tổng kinh phí hỗ trợ xấp xỉ 300 triệu đồng. Đồng thời, triển khai có hiệu quả chính sách cho vay đối với trên 3.000 lượt hộ với tổng số tiền hơn 70 tỷ đồng. Ngoài ra, Phòng Dân tộc huyện phối hợp với Sở LĐTB&XH Hà Nội tổ chức 12 lớp đào tạo nghề cho trên 750 học viên,... Qua đó, đời sống của đồng bào từng bước được nâng cao, góp phần thay đổi toàn diện khu vực miền núi của huyện.


Dù đời sống đã dần được cải thiện, nhưng những khó khăn chưa phải đã hết. Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Thanh Hà - Trưởng phòng Nghiệp vụ 1 (Ban Dân tộc TP Hà Nội), tỷ lệ hộ nghèo của hai xã Đông Xuân và Phú Mãn vẫn còn cao so với mặt bằng chung; cụ thể, xã Đông Xuân 4,7% và xã Phú Mãn 5,4%. Công tác giảm nghèo cũng chưa thực sự bền vững. Bên cạnh đó, tuyến đường liên xã Đông Xuân - Phú Mãn (nối từ đường Hồ Chí Minh) hiện đang xuống cấp nghiêm trọng nhưng chưa được tu sửa; hay dự án chợ Phú Mãn dở dang đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương, trong đó có nhóm đồng bào DTTS. Đây sẽ là những bài toán không dễ mà huyện Quốc Oai, cũng như Ban Dân tộc TP cần tập trung, giải quyết trong thời gian tới.


Theo Giadinh.net

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nguyên tắc khung vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập (21/5)
 Hậu Giang: Sôi nổi Hội thi tự làm thiết bị, đồ dùng học tập (20/5)
 Quy định về bố trí Phó hiệu trưởng trong các trường mầm non công lập (19/5)
 Đà Nẵng: Nhìn lại 5 năm tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ngoài công lập (18/5)
 Hậu Giang: Nỗ lực hoàn thành phổ cập giáo dục Mầm non 5 tuổi (15/5)
 Giữ hè cả trẻ lớp lá đã ra trường (14/5)
 Xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai Thiếu điểm trường mầm non (13/5)
 Trường mầm non ở khu công nghiệp: Chuyện dài nói mãi (12/5)
 TPHCM: Mở rộng đề án giữ trẻ từ 6 – 18 tháng tuổi (11/5)
 Giáo dục Thẩm mỹ trong trường mầm non: Từ lý thuyết đến thực tiễn (8/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i