Giáo dục mầm non
   Những dấu hiệu của giáo viên thiếu năng lực
 

Nhiều nghiên cứu và nhiều nhà giáo dục đều tin rằng một yếu tố quan trọng nhất để xác định chất lượng của giáo dục được thể hiện ở chất lượng của giáo viên.


Vậy giáo viên chất lượng hay giáo viên giỏi có những đặc điểm gì? Nghề dạy học là một trong những nghề phức tạp nhất ngày nay, yêu cầu giáo viên phải có một khối lượng kiến thức về mục tiêu, bài giảng và hệ tiêu chuẩn; niềm đam mê với nghề, thái độ rõ ràng về nghề nghiệp và tinh thần học hỏi; phải có kiến thức về những nguyên tắc và kỹ năng quản lý lớp học; và có khao khát tạo ra sự thay đổi lớn trong cuộc sống của trẻ.


Với tất cả những yêu cầu đó thì để trở thành một giáo viên giỏi quả thực rất khó.


Dưới đây là một số đặc tính của một giáo viên giỏi:

- Giáo viên giỏi luôn đặt ra sự kỳ vọng cao với tất cả học sinh của mình: Họ thường kỳ vọng mọi học sinh trong lớp có thể và sẽ nhận được toàn bộ kiến thức, kỹ năng mà cô giảng trên lớp, và họ không bao giờ từ bỏ mục tiêu đó với những học sinh chưa đạt được kết quả tốt.


- Giáo viên giỏi luôn có những mục tiêu rõ ràng trong giáo án: Những giáo viên giảng dạy hiệu quả là những người luôn có kế hoạch bài giảng để cung cấp cho học sinh những ý tưởng rõ ràng về điều gì trẻ sẽ được học, sẽ được giao bài tập thế nào và được tuyên dương khi hoàn thành ra sao.


Bài tập đó luôn có mục tiêu học tập và bài tập đó luôn đưa cho học sinh nhiều cơ hội để thực hành kỹ năng mới. Giáo viên cũng luôn đưa ra một cách thức chấm điểm ổn định và dạng bài tập được lặp đi lặp lại.


- Giáo viên giỏi là người luôn chuẩn bị tốt và có tâm thế sẵn sàng: Họ là những người luôn đến lớp học sớm và sẵn sàng giảng dạy. Họ trình bày bài học một cách rõ ràng và có trình tự. Lớp học được tổ chức một cách khoa học và hạn chế tối đa những yếu tố làm đứt quãng bài giảng.


- Giáo viên giỏi luôn biết khuyến khích học sinh và giúp học sinh nhìn nhận một vấn đề trong nhiều cách khác nhau: Họ sử dụng thực tế như là một điểm khởi đầu chứ không phải là điểm kết thúc; họ luôn đặt câu hỏi "Tại sao", nhìn vào mọi khía cạnh và khuyến khích học sinh dự đoán về điều gì tiếp tục sẽ xảy ra.


Họ thường xuyên đặt ra những câu hỏi đó để chắc chắn rằng học sinh vẫn đang đi theo mục tiêu của bài giảng. Họ cố gắng phát huy toàn bộ các thành viên trong lớp và tránh tuyệt đối không để một số học sinh thống trị lớp học. Họ duy trình sự khích lệ học sinh bằng những cách tiếp cận trực tiếp và khác nhau.


- Giáo viên giỏi là những người có quan hệ rất tốt với học sinh và họ phải cho thấy học sinh nào cũng được như vậy: Một giáo viên giỏi là người nhiệt tình, dễ gần, đam mê và có trách nhiệm với công việc.


Những giáo viên được biết đến với những đặc điểm này chính là những người thường ở lại lớp muộn để chơi với trẻ và trao đổi thông tin với phụ huynh khi họ cần. Họ nhiệt tình tham gia các hoạt động cộng đồng của nhà trường và thể hiện sự cam kết gắn bó với nhà trường.


- Một giáo viên giỏi là người phải làm chủ được những mục tiêu: Họ thể hiện được sự rành mạch trong mục tiêu bài giảng và giành thời gian để học thêm những kiến thức liên quan đến lĩnh vực họ giảng dạy. Họ thể hiện giáo cụ trực quan của bài giảng một cách cẩn thận, tỉ mỉ và truyền thụ được sự ham muốn học hỏi nhiều hơn vấn đề giáo viên đưa ra.


- Giáo viên giỏi là người thường xuyên trao đổi thông tin với phụ huynh: Họ tiếp cận với phụ huynh thông qua các chương trình hội thảo và thường xuyên ghi nhật ký gửi về nhà cho phụ huynh. Họ không ngại ngần cầm điện thoại gọi cho phụ huynh nếu họ thấy phụ huynh đang quan tâm đến con họ.


Những dấu hiệu của một giáo viên không có năng lực:

- Học sinh luôn phàn nàn rằng giáo viên luôn luôn đưa ra những nhận xét không tích cực về trẻ.


- Giáo viên luôn là người đến muộn nhất lớp vào buổi sáng và rời lớp đầu tiên vào buổi chiều. Không trả lời điện thoại của phụ huynh hoặc không trả lời thư của phụ huynh.


- Học sinh rất ít khi mang bài tập về nhà.


- Bài tập về nhà thường không được thu lại hoặc không được giáo viên trao đổi lại với học sinh


- Giáo viên không gửi số nhật ký hoặc trao đổi thông tin với phụ huynh


- Giáo viên thể hiện sự hạn chế về kiến thức của bài giảng mà mình giảng dạy.


- Bài giảng thiếu kế hoạch và không có cấu trúc, trình tự rõ ràng.


- Giáo viên từ chối chấp nhận bất kỳ đóng góp nào của phụ huynh.


Theo tieuhocvn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tăng cường kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non (25/11)
 Phổ cập giáo dục mầm non miền núi: Dẫu thành vẫn lo (24/11)
 Ám ảnh nhà trẻ tư thục (21/11)
 Bổ sung trên 68,8 tỷ đồng hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em (20/11)
 Bài toán thu nhập giáo viên khó giải (19/11)
 Giáo viên mới được ký hợp đồng có được nghỉ phép năm? (18/11)
 Tận dụng phế liệu, nguyên liệu làm đồ dùng dạy học (17/11)
 Trường học phòng dịch bệnh mùa đông (14/11)
 Bắc Giang: Từ 2015 - 2020, dự kiến xây mới 1.318 phòng học mầm non (13/11)
 Kinh nghiệm xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (12/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i