Nhiều người lầm tưởng chỉ có người lớn mới bị tăng huyết áp nhưng ở các bé, nguy cơ tăng huyết áp vẫn có thể xảy ra.
Nguyên nhân
Bé bị tăng huyết áp thường có các biểu hiện như sau:
- Bé nhức đầu, nôn, chóng mặt.
- Vã mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực.
- Giảm thị lực.
- Co giật, mệt mỏi, phù...
Nguyên nhân
- Những bé bị bệnh lý thận có nguy cơ cao tăng huyết áp.
- Các bé bị bệnh lý tim mạch, nội tiết...
- Các bé bị bệnh lý thần kinh.
- Những bé béo phì, có tiền sử gia đình mắc bệnh cao huyết áp; những bé bị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng không hợp lý cũng có nguy cơ bị tăng huyết áp.
Biến chứng
Bé bị tăng huyết áp nặng có nguy cơ gây biến chứng não, co giật, tai biến mạch máu não, suy tim...
Chẩn đoán tăng huyết áp ở bé
Bác sĩ sẽ dùng bộ đo huyết áp chuẩn để chẩn đoán xem bé có bị tăng huyết áp hay không. Các phương pháp như siêu âm doppler cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán tăng huyết áp cho bé.
Bé cần làm thêm các xét nghiệm đường máu, mỡ máu; xét nghiệm chức năng tuyến giáp, tuyển tủy...
Điều trị
Bé có thể phải dùng thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta... Bé cần được theo dõi huyết áp thường xuyên để điều chỉnh lượng thuốc sử dụng.
Phòng tránh
Mẹ nên tạo thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng cho bé để bé tránh béo phì. Hạn chế cho bé ăn nhiều muối, đường. Nên cho bé ăn nhiều rau xanh, hoa quả...
Theo Mevabe.net