Giáo dục mầm non
   Điểm tên những nội dung giáo viên mầm non cần hỗ trợ từ quản lý
 

Để thực sự nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, đã đến lúc cần phải có sự thay đổi, phải có sự nhất quán trong nhận thức và trong hành động.


Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là bước đi cơ bản để thực hiện việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non hiện nay.


Để thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm này, cơ bản giáo viên phải xuất phát từ trẻ, nghĩa là: dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ - tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ;


Tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi;


Kế hoạch chăm sóc, giáo dục phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ, xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm.


Với vai trò là cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục mầm non, chúng ta cần biết cách vận dụng cách tiếp cận này vào việc hướng dẫn và hỗ trợ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.


1. Về tinh thần

- Lắng nghe ý kiến của giáo viên, tư vấn, cho lời khuyên kịp thời;

- Dành thời gian trò chuyện, chia sẻ với giáo viên;

- Không áp đặt, ra lệnh;

- Tạo môi trường làm việc thuận lợi, thoải mái, được đánh giá, được chia sẻ;

- Khuyến khích sự sáng tạo, tích cực, chủ động của giáo viên.


Với những hỗ trợ về tinh thần này sẽ giúp nhà quản lý hiểu giáo viên của mình hơn: "họ cần hỗ trợ gì?", "hỗ trợ vào lúc nào?" và "hỗ trợ bằng cách nào?", đồng thời tạo được môi trường làm việc, bầu không khí thân thiện, gần gũi giữa các thành viên trong nhà trường.


2. Về chuyên môn

- Lên kế hoạch và tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn với tinh thần "Giáo dục lấy người học làm trung tâm";

- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên thảo luận, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm;

- Kiểm tra, dự giờ, trao đổi, tư vấn, ra quyết định;

- Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan;

- Thay đổi cách đánh giá giáo viên.


3. Quan tâm chế độ, chính sách, đời sống của giáo viên; có chế độ khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời.

Việc động viên, khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời sẽ góp phần tạo động lực cho sự sáng tạo của đội ngũ phát triển. Cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục cần quan tâm đến việc khuyến khích, tạo cơ hội và hỗ trợ chuyên môn cho cán bộ, giáo viên đi đầu trong việc áp dụng những sáng kiến, những đổi mới trong dạy học.


Để thực hiện chương trình GDMN theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thành công, đội ngũ giáo viên mầm non cần nhận được sự quan tâm và hỗ trợ rất lớn từ các nhà quản lý giáo dục nói chung và các cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non nói riêng. Hãy chung tay để trẻ thực sự là trung tâm của quá trình sư phạm ở mỗi nhà trường.


Theo Sở GD&ĐT Điện Biên

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Điều đầu tiên
Ngày gửi: 8/27/2014 8:34:00 PM

Có điều quan trọng nhất là giảm số lượng trẻ / lớp. Diện tích lớp cho 40 trẻ mà phải gánh đến 70-75 cháu thì học kiểu gì? các cô chăm cho con được an toàn khi đến lớp đã quá mệt rùi. nhiều lúc muốn dạy đổi mới để con được học- chơi thoải mái mà thấy khó quá!


Graphic
Lý thuyết và thực hành xa nhau quá.
Ngày gửi: 8/30/2014 3:49:17 PM


Theo tôi, khi các nhà quản lý đưa ra cái gì cũng nên kèm theo một bản: "Phương hướng khắc phục khó khăn để thực hiện kế hoạch trên".
Đọc thì nghe rất là hay, rất là cụ thể. Nhưng thực hành ra sao với một lô khó khăn như giờ làm việc, số lượng trẻ, diện tích lớp, kinh phí .... lại trở lại vấn đề "nói mãi vẫn thế".
Ép giáo viên quá sức thì e rằng không ai muốn vào học ngành mầm non nữa. Không ép thì chất lượng giáo dục lại không đảm bảo.
Còn các cô giáo xoay xở một núi công việc trong ngày, hiểu được từng trẻ để đưa ra kế hoạch giáo dục từng học sinh là việc làm không đơn giản chút nào.
Có những trường các cô giáo chỉ đánh vật với các bữa ăn trong ngày đã đủ oải:sáng ăn sáng, 9 giờ ăn, trưa ăn, chiều ngủ dậy lại ăn tiếp...

Lý thuyết, chỉ đạo là việc của lãnh đạo. Còn thực hành, làm việc trực tiếp với trẻ em là việc của mấy cô mầm non bảo mẫu. Hình như hai cái đó chúng chưa ăn nhập với nhau.



Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ mầm non “khởi động” năm học mới (26/8)
 Giáo dục mầm non Hà Nội thực hiện 3 đồng bộ (25/8)
 Tăng cường hoạt động vui chơi để trẻ mầm non trải nghiệm, khám phá (22/8)
 Bộ GD&ĐT ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm năm học (21/8)
 Kinh nghiệm tổ chức ăn bán trú trong trường mầm non (20/8)
 Quốc hội giám sát việc “thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục mầm non” tại TPHCM. (19/8)
 Đầu tư nhà trẻ tư thục: Mỏ vàng lộ thiên (18/8)
 Thiếu giáo viên, trường lớp (15/8)
 Dè dặt gửi trẻ 6 tháng tuổi (14/8)
 5 tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non (13/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i