Mỗi năm trên nước ta, có không ít những trẻ em được chẩn đoán chấn động về mặt tâm lý. Tuy nhiên, việc nắm vững nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh chứng bệnh này không phải bậc phụ huynh nào cũng biết.
Chấn động tâm lý là gì?
Chấn động tâm lý là những thay đổi tiêu cực của cơ quan não bộ. Chấn động ở đây không phải là những vết bầm tím bên ngoài đơn thuần. Chứng bệnh này khiến cho chủ thể bị mất đi hành vi về mặt thể chất, nhận thức và tình cảm, thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, hoang mang hay lo lắng.
Các cơ quan y tế cho rằng, mặc dù chấn động được coi là tổn thương não nhẹ, nhưng nó có thể để lại những di chứng lâu dài nếu như bạn không nghỉ ngơi, điều trị đúng cách để não bộ phục hồi.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Dấu hiệu cho thấy chấn động ở trẻ
Ở trẻ em, những chấn động não bộ về mặt tâm lý rất khó để xác định. Chúng không đi ra ngoài không có nghĩa là chúng không bị chấn động. Một phòng khám nổi tiếng của Mỹ mới đây đã đưa ra những kết luận cảnh báo về chứng bệnh này.
Theo đó, có một số dấu hiệu được nêu lên như: trẻ cảm thấy đau hoặc áp lực trong đầu, trẻ dễ bị chóng mặt, mất đi kí ức một cách tạm thời, trẻ thường xuyên bị ù tai, buồn nôn, mệt mỏi, nói líu lưỡi, nhìn mờ..
Có một số triệu chứng có thể nhận biết được rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu không xảy ra thường xuyên như: mất ngủ, rối loạn vị giác và khứu giác.
Các bậc cha mẹ không những cần phải nắm rõ về chứng bệnh này, mặt khác, cũng cần biết cách làm sao để con cái trung thực về tình trạng sức khỏe của mình.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Nên đối phó thế nào nếu bị chấn động?
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với các vận động viên, nếu bị chấn động, cố gắng hoạt động có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Trong trường hợp mắc phải chứng bệnh này hay thậm chí mới chỉ xuất hiện các dấu hiệu, tốt nhất nên tránh xa các hoạt động như: đọc sách, xem tivi và sử dụng máy tính... Hãy cố gắng để cho não bộ được nghỉ ngơi một cách tối ưu nhất.
Ở trẻ em, ngay khi phát hiện có triệu chứng bệnh, các bậc cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng cách.
Hầu hết các triệu chứng liên quan đến chấn động đều biến mất trong khoảng từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng còn tùy thuộc vào sức khỏe cơ thể và cách tiếp cận, xử lí vấn đề của mỗi người.
Vũ Oanh(giadinh.net.vn)