Không phải ai cũng biết cách kiềm chế để không la mắng con khi bé mắc lỗi gì đó. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn không mắng con khi đang có cảm xúc tồi tệ trong người.
1. Hạ thấp giọng xuống
Đôi khi việc hạ thấp giọng sẽ giúp chúng ta rất nhiều. Thứ nhất, việc phải nói nhỏ có nghĩa bạn sẽ phải suy nghĩ cẩn thận hơn về những gì bạn sắp nói. Hai là, con sẽ nhận thấy sự khác biệt trong giọng nói của bạn và sẽ chú ý lắng nghe hơn. Bé sẽ tự hỏi điều gì đang xảy ra và để tâm đến bạn cũng như những gì bạn sẽ nói. Đây là một trong những lời khuyên tốt nhất cho việc kiềm chế không quát tháo con.
2. Hát
Bình thường chúng ta dùng cách xử lý nhẹ nhàng nếu tình hình không quá nghiêm trọng. Nhưng trong trường hợp con không chịu nghe, bạn cảm thấy mệt mỏi khi phải nói đi nói lại đến phát bực, thay vì tức tối quát mắng con, bạn nên cất giọng hát. Vì các bà mẹ không thường dùng tiếng hát để mắng mỏ, nên lũ trẻ sẽ đặc biệt chú ý với những "lời ca nhắc nhở" của bạn. Hành động này không phải dễ làm vì thế bạn cần thời gian để làm quen.
3. Ở một mình
Có những lúc bạn cần thời gian ở một mình. Hãy nói cho con biết bạn cần chút thời gian để suy nghĩ và sẽ nói chuyện với con sau. Tìm một nơi yên tĩnh, bạn có thể ở đó một mình để suy nghĩ thật kỹ những gì cần bày tỏ cho con nghe theo cách không cần đến sự quát mắng.
Điều này thể hiện cho con biết chúng đã vi phạm những nguyên tắc quan trọng nào đó bạn đặt ra và bạn cần cân nhắc mọi chuyện một cách nghiêm túc. Đây cũng là cơ hội để bạn và con cùng có thời giam xem xét lại vấn đề. Như vậy, mọi chuyện rắc rối sẽ được giải quyết nhanh gọn hơn.
4. Đặt ra mục tiêu
Đôi khi chúng ta cần đặt ra một mục tiêu cho chính mình. Nếu bạn nhận ra mình la hét vào mặt con nhiều hơn một lần với những chuyện bình thường, có thể bạn cần phải xem đó như là một rắc rối bản thân cần giải quyết. Biến cám xúc muốn được la hét của mình thành một mục tiêu để ngăn chặn. Một trong những cách hiệu quả đó là nói chuyện với một chuyên gia tâm lý để có cách đối phó với thất vọng và giận dữ của bản thân một cách lành mạnh hơn.
5. Thử thách bản thân
Thử thách bản thân luôn luôn là một động lực. Chúng ta đều biết mình sẽ làm việc chăm chỉ nhằm đạt được thành quả xứng đáng và quan trọng nào đó. Hãy chọn một khoảng thời gian như một tháng hay 45 ngày và cố gắng thay đổi thói quen la lắng khi dạy dỗ con. Đến cuối quãng thời gian đó, bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra mình đã thay đổi được thói quen không tốt trước đó.
7. Hãy nhớ là "lời nói có thể làm tổn thương"
Lời nói không hay có thể làm tổn thương người khác. Trong khi chúng ta đang nắm vai trò nuôi dạy và định hướng thế hệ tương lai, chúng ta không nên nói ra những lời không hay để lại tổn thương trong lòng con trẻ. Sẽ không sao nếu bạn nói xin lỗi con khi chẳng may nói gì đó làm con buồn, điều này cũng dạy con biết chúng ta là con người, ai cũng có lỗi lầm và giới hạn.
Theo Afamily