Sức khỏe và Phát triển
   Khi con ho, sổ mũi: mẹ chớ nên cho uống kháng sinh ngay
 

Thời tiết thay đổi khiến nhiều người bị ho, sổ mũi, sốt nhẹ ngày càng tăng, nhất là ở đối tượng trẻ nhỏ. Đây là một bệnh lý phổ biến nhưng đa số các phụ huynh thường chủ quan tự mua thuốc về điều trị.

Dùng kháng sinh cho con vô tội vạ

Chị Lam (Thanh Trì) đưa con trai gần 2 tuổi đến bệnh viện khám vì có cháu có biểu hiện ho, sổ mũi kéo dài mấy tháng qua mà không khỏi. Chị Lan cho biết, con chị có biểu hiện ho từ Tết Nguyên đán, chị thường tự mua thuốc kháng sinh về cho con uống. Tuy nhiên sau mỗi lần điều trị, triệu chứng ho kết thúc được vài ngày sau đó lại tái diễn. Có những hôm cháu ho cả đêm, nước mũi chảy thành dòng, đặc sệt. Khi đi khám, các bác sĩ cho biết cháu bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Còn trường hợp của cháu bé Tuấn Anh, 13 tháng tuổi, con chị Kiều Oanh (Tống Duy Tân). Chị Oanh cho biết cháu bị chảy nước mũi thường xuyên và sau đó kèm theo ho. Lo sợ con có thể bị ốm hay ho kéo dài, chị tức tốc đi mua thuốc kháng sinh về điều trị cho cháu hết đợt này đến đợt khác. Nhưng gần 1 tháng uống các loại thuốc kháng sinh mà chứng ho của cháu không đỡ, đến lúc này chị sốt ruột đưa con đi khám, các bác sĩ kết luận cháu bị viêm niêm mạc mũi, họng. Vì cháu vừa trải qua một đợt điều trị kháng sinh dài ngày nên rất có hại cho sức khỏe, khi kê thuốc cho cháu bé, các bác sĩ đã phải cân nhắc rất kỹ để lựa chọn thuốc điều trị cho cháu.

Theo bác sĩ chuyên khoa I Vũ Vân Anh (Sở Y tế Hà Nội), hiện nay có rất nhiều trường hợp con bị bệnh kéo dài không khỏi, có khi nặng thêm lên là do các bậc phụ huynh không hiểu, cứ thấy con ho, sốt, chảy nước mũi... là mua kháng sinh cho con uống quá nhiều hết đợt này đến đợt khác mà không tìm rõ nguyên nhân vì sao.

Không nhất thiết phải dùng kháng sinh

Theo bác sĩ Vân Anh hiện nay do thời tiết đang chuyển mùa, nhất là khu vực miền Bắc trong thời gian qua mưa ẩm kéo dài nhiều ngày đã khiến không ít trẻ nhỏ bị sốt vi rút và nhiễm trùng hô hấp. Nguyên nhân gây nên bệnh này đều do vi rút gây ra, thường chỉ sau 5 - 7 ngày là khỏi mà không cần phải dùng kháng sinh, chỉ cần điều trị triệu chứng giảm sốt, giảm ho nếu ho quá nhiều.

Khi trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp, dấu hiệu đặc trưng là trẻ ho rất nhiều, thậm chí có những bé bị ho cả đêm, ho đến chảy nước mũi, nước mắt. Nhiễm trùng hô hấp cũng có thể gây sốt nhưng thường sốt không cao và sốt cũng không phải dấu hiệu đặc trưng của bệnh.

Còn khi bị sốt vi rút trẻ có biểu hiện đột ngột sốt cao 39 - 40 độ C, đôi khi không có triệu chứng gì khác ngoài sốt. Khi bé bị sốt cao thường rất mệt mỏi, tuy nhiên khi hạ sốt bé lại trở nên linh hoạt. Bé thường bị sổ mũi sau 2 - 3 ngày bị sốt, chảy nước mũi trong...
Theo bác sĩ Vân Anh với những bệnh sốt vi rút, nhiễm trùng hô hấp, ho do vi rút thì đến 80 % bệnh là do vi rút gây nên. Vì thế cha mẹ tuyệt đối không dùng kháng sinh ngay từ đầu mà chỉ cho dùng hạ sốt, giảm đau, dùng vitamin, thuốc ho nếu ho quá nhiều. Bên canh đó còn trong trường hợp trẻ bị cảm cúm, sốt mọc răng, sổ mũi... nếu chỉ bị nhiễm siêu vi (do vi rút) và chưa có biến chứng thì dùng kháng sinh không những không tác dụng mà có thể còn gây tình trạng kháng kháng sinh về sau. Chính vì thế chúng ta cần hạ sốt, hút sạch mũi, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% hàng ngày. Nếu sau vài ba ngày mà triệu chứng không đỡ, bệnh có dấu hiệu nặng chúng ta cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác và chỉ định dùng kháng sinh khi cần thiết.

Cách hạ sốt cho trẻ thông thường sẽ bằng paracetamol hay đắp trán, lau người với khăn nhúng nước mát. Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước trong ngày, cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng cho bé, cho trẻ ăn thức ăn loãng, dễ tiêu như cháo, sữa, súp...

Trong những trường hợp trẻ vẫn mệt li bì dù đã hạ sốt thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác cần phải đưa đến bác sĩ để khám, chẩn đoán bệnh chính xác và chỉ định dùng kháng sinh khi cần thiết. Chỉ có bác sĩ mới xác định được trường hợp nhiễm virus kèm theo bội nhiễm vi khuẩn (triệu chứng viêm nhiễm kéo dài không bớt, có xu hướng nặng thêm). Lúc này, rõ ràng dùng kháng sinh là cần thiết.

Theo Afamily

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 "Chuẩn" đánh giá sự tăng trưởng của trẻ (2/4)
 Tắc tuyến lệ ở bé (1/4)
 Dấu hiệu báo động mắt của bé có vấn đề (28/3)
 Viêm thanh quản ở bé (27/3)
 Phòng 3 bệnh bé dễ mắc khi trời nồm (27/3)
 Khi con bỗng dưng nói lắp (25/3)
 Tiêm phòng lao cho trẻ và những vấn đề mẹ cần biết (24/3)
 Dấu hiệu sớm “cứu” con tự kỷ (21/3)
 Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh ở trẻ, cha mẹ chớ coi thường! (21/3)
 Vàng da sơ sinh: Cẩn thận mất con! (20/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i