Trẻ sơ sinh
   Những bước phát triển đáng lưu ý của bé 9 tháng tuổi
 

9 tháng tuổi, bé có thể làm được những gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để giúp bé phát triển và học hỏi tốt hơn.

Bé có thể làm gì ở mốc 9 tháng tuổi này?

Xã hội/ Cảm xúc

- Bé có thể sợ người lạ.

- Bé có thể sẽ bám chặt lấy người thân.

- Có đồ chơi yêu thích.

Ngôn ngữ/ Giao tiếp

- Hiểu nghĩa của từ ''Không''.

- Phát nhiều âm khác nhau như ''mẹ mẹ'', ''bà bà''.

- Bắt chước âm thanh và hành động của người khác.

- Dùng ngón tay để chỉ.

 

Nhận thức (học hỏi, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)

- Khi nhìn thấy vật rơi bé dõi theo hướng rơi của vật.

- Tìm đồ vật bé nhìn thấy bạn giấu bé.

- Chơi ú òa.

- Cho các thứ vào mồm.

- Chuyển đồ thuần thục từ tay này sang tay kia.

- Nhặt những vật nhỏ như hạt đậu, đỗ bằng ngón cái và ngón trỏ.

Vận động/ Phát triển thể chất

- Đứng, chững.

- Tự ngồi không cần trợ giúp.

- Bò.

- Có thể tìm vào ngồi vào đúng chỗ của mình.

- Bám, vịm vào vật để đứng lên.

Bạn có thể làm gì để giúp bé phát triển

- Chú ý tới cách bé phản ứng với môi trường mới hoặc người lạ; cố gắng tiếp tục làm những điều giúp bé vui vẻ.

- Bé di chuyển, khám phá xung quanh nhiều hơn, hãy ở gần bé để bé yên tâm.

- Tiếp tục theo sát thời gian biểu của bé, điều đó đặc biệt quan trọng vào thời điểm này.

- Chơi các trò chơi luân phiên kiểu ''đến lượt mẹ, đến lượt con".

- Hãy nói cho bé nghe những gì bạn nghĩ là bé đang cảm thấy. Ví dụ, bạn nói, "Con đang buồn à. Để mẹ làm cho con vui nhé".

- Miêu tả những gì bé đang nhìn, ví dụ: "Quả bóng tròn, màu đỏ".

- Khi bé chỉ tay vào một vật nào đó, hãy nói cho bé nghe về vật đó.

- Bắt chước âm thanh và những từ bé nói.

- Nói những điều bạn muốn bé làm. Ví dụ, thay vì nói "Không được đứng'', bạn nói ''Ngồi xuống nào con''.

- Dạy bé nguyên nhân và kết quả bằng cách đẩy cho ô tô đồ chơi chạy, bỏ các khối hình vào trong hộp rồi lại lấy ra khỏi hộp.

- Chơi trò ú òa hoặc trốn tìm.

- Đọc sách và nói chuyện với bé.

- Tạo không gian thoáng rộng, an toàn cho bé chơi và khám phá.

- Đặt bé cạnh các đồ vật an toàn để bé bám đứng lên.

Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bé của bạn có những dấu hiệu sau

- Không dồn lực xuống chân khi được cho đứng có trợ giúp.

- Không ngồi được dù có trợ giúp.

- Không bập bẹ ''bà bà'', ''mẹ mẹ''.

- Không phản ứng lại khi được gọi tên.

- Không phân biệt được người thân.

- Không nhìn vào chỗ được chỉ.

- Không chuyển đồ vật từ tay này sang tay khác.

Theo Pháp luật xã hội

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tất tần tật những điều về độ mờ da gáy mẹ bầu nên biết (30/12)
 Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi (28/12)
 Trẻ sơ sinh không được mặc áo bông? (26/12)
 Trẻ sinh mổ có nguy cơ hen suyễn cao hơn trẻ sinh thường (6/12)
 Mẹo "hứng" vitamin D cho con ngày đông (22/11)
 7 trò bé sơ sinh khiến mẹ “phát điên” (22/11)
 Nguyên nhân và cách khắc phục khi bé lười bú mẹ (15/11)
 Bí mật thú vị của những em bé tuổi lên 2 (12/11)
 "Chiêu độc" của mẹ chăm trẻ sinh non (6/11)
 "Chấm điểm" bé sơ sinh thông minh (23/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i