Trẻ sơ sinh
   Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi
 

4 tháng tuổi, bé có thể làm được những gì? Hãy tham khảo những mốc quan trọng dưới đây để giúp bé phát triển và học hỏi tốt hơn.

Bé có thể làm gì ở mốc 4 tháng tuổi này?

Xã hội/ Cảm xúc

- Cười có ý thức, đặc biệt là cười với người khác.
- Bắt chước một vài chuyển động và biểu cảm gương mặt như cười hoặc cau mày.
- Thích chơi với người khác và có thể khóc nếu ngừng chơi.

Ngôn ngữ/ Giao tiếp

- Bắt đầu bập bẹ.
- Bập bẹ kèm theo cảm xúc và bắt chước âm thanh bé nghe thấy.
- Khóc bằng nhiều kiểu khác nhau để thể hiện bé đói, đau, mệt.

Nhận thức (học hỏi, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)

- Thể hiện cho bạn biết khi bé buồn hay vui.
- Phản ứng lại với những tác động bên ngoài.
- Với đồ vật bằng một tay.

- Kết hợp giữa tay và mắt, ví dụ nhìn đồ chơi và đưa tay ra với.

- Mắt nhìn theo vật chuyển động từ bên này sang bên kia.
- Nhìn gương mặt người khác một cách chăm chú.
- Nhận ra người thân và đồ vật ở khoảng cách nhất định.

Vận động/ Phát triển thể chất

- Nâng đầu lên một cách chắc chắn, không cần trợ giúp.
- Dồn lực xuống chân khi đặt bé đứng trên mặt phẳng cứng.
- Cho bé nằm úp bé có thể lẫy về vị trí nằm ngửa.

- Có thể cầm một thứ đồ chơi và lắc.

- Cho tay vào mồm.
- Khi nằm úp, dồn lực vào khủy tay rướn lên.

Bạn có thể làm gì để giúp bé phát triển

- Ôm và nói chuyện với bé; cười và luôn vui vẻ trong lúc bạn làm.
- Lập thời gian biểu chặt chẽ cho việc ăn và ngủ của bé.
- Hãy lưu tâm tới những gì bé thích và không thích; bạn sẽ biết được cách đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của bé và biết những gì bạn có thể làm để bé vui.
- Bắt chước những âm thanh của bé.
- Tỏ ra hào hứng và cười với bé mỗi khi bé của bạn phát ra âm thanh.
- Có những khoảng thời gian yên tĩnh đọc sách và hát cho bé nghe.
- Đưa cho bé đồ chơi hợp với lứa tuổi, ví dụ như xúc sắc hoặc tranh ảnh màu.
- Chơi các trò chơi ví dụ như ú òa.

- Tạo không gian an toàn cho bé để bé với đồ chơi và khám phá xung quanh.

- Đặt đồ chơi gần bé để bé có thể với hoặc đá chân.
- Đặt đồ chơi hoặc xúc sắc vào trong tay bé và dạy bé nắm lấy.
- Giữ bé đứng thẳng trên mặt sàn, hát hoặc nói chuyện với bé trong lúc bé 'đứng' có sự hỗ trợ.

Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bé của bạn có những biểu hiện sau:

- Không nhìn theo vật khi vật chuyển động.
- Không cười với người khác.
- Không cất được đầu lên một cách chắc chắn.
- Không ú ớ hoặc phát ra âm thanh.
- Không cho tay vào miệng.
- Không dồn lực xuống chân khi đặt bé đứng trên mặt phẳng cứng.
- Có vấn đề trong việc chuyển động một hoặc 2 mắt theo các hướng.

Theo Afamily

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ sơ sinh không được mặc áo bông? (26/12)
 Trẻ sinh mổ có nguy cơ hen suyễn cao hơn trẻ sinh thường (6/12)
 Mẹo "hứng" vitamin D cho con ngày đông (22/11)
 7 trò bé sơ sinh khiến mẹ “phát điên” (22/11)
 Nguyên nhân và cách khắc phục khi bé lười bú mẹ (15/11)
 Bí mật thú vị của những em bé tuổi lên 2 (12/11)
 "Chiêu độc" của mẹ chăm trẻ sinh non (6/11)
 "Chấm điểm" bé sơ sinh thông minh (23/10)
 6 phản xạ tự nhiên ở bé sơ sinh khiến mẹ ngạc nhiên (21/10)
 Trẻ sơ sinh, thế nào là…bình thường? (21/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i