Chuyên gia người Anh, tác giả của rất nhiều cuốn sách hay về ăn uống và thực phẩm cho trẻ em - Annabel Karmel đã chia sẻ 10 bí quyết cho bé ăn bốc bố mẹ có thể tham khảo.
Ảnh minh họa: Internet
1. Trẻ muốn tự ăn vào khoảng tháng tuổi thứ 8. Nhưng ở độ tuổi này bé sẽ chưa phát triển đầy đủ để có thể phối hợp sử dụng được thìa vì thế đây là thời điểm thuận lợi và hứng thú nhất để bắt đầu cho bé ăn bốc.
2. Những thức ăn cắt miếng và ăn bốc được sẽ giúp bé phát triển và hoàn thiện kỹ thuật nhai - nhờ đó giúp phát triển ngôn ngữ và củng cố cơ hàm.
3. Bé có thể không ăn những thức ăn được cắt miếng khi bạn cho bé ăn bằng thìa hoặc dĩa, nhưng lại có thể ăn những thức ăn này nếu được bốc bằng tay.
4. Luôn luôn ngồi cạnh bé khi áp dụng phương pháp ăn bốc để đảm bảo trẻ không bị hóc, tắc, nghẹn thức ăn.
5. Để cho trẻ đứng khi ăn bốc sẽ làm giảm nguy cơ tắc, nghẹn thức ăn.
6. Khi trẻ đã ăn xong, mẹ nhớ kiểm tra trong miệng bé và lấy thức ăn bé chưa nhai hết ra khỏi miệng.
7. Thông thường, việc cắt miếng to cho các loại rau củ, trái cây sẽ tốt hơn khi cắt miếng vừa phải, vì bé có thể cầm và ăn được tốt hơn.
8. Mẹ nên đặt dưới ghế một tấm thảm để hứng thức ăn rơi vãi.
9. Bắt đầu bằng thức ăn mềm bởi vì nếu cho trẻ làm quen với thức ăn cứng trẻ có thể bị hóc. Có thể bắt đầu cho trẻ ăn những thứ sau:
- Rau luộc: Cà rốt, khoai tây cắt hình que, bông cải xanh, hoặc súp lơ
- Hoa quả chín mềm: Chuối, đào, dưa hấu, xoài
- Mì ống nấu chín, với một chút nước sốt hoặc bơ và pho mát.
- Các loại trái cây khô mềm: mơ, táo, mận
- Dưa chuột cắt hình que
- Bánh mỳ nướng cắt đoạn bằng ngón tay, bánh gạo hoặc bánh sanwich nhỏ.
- Một quả trứng luộc cắt làm 4 (Có khoảng 1-2 % số trẻ trong độ tuổi này thường dị ứng với trứng, nhưng đến tầm 5-7 tuổi, dị ứng với trứng sẽ không còn nữa. Vì vậy, nếu muốn giới thiệu món trứng với trẻ, cần chắc chắn sẽ không bị dị ứng với món này).
- Một lát hoặc miếng thịt gà luộc mềm
- Viên thịt gà, thịt bò, cá...
Theo YTT