"Học sinh thiếu ngủ cáu kỉnh và gây sự với bạn học trong khi các em khác ngủ nhiều hơn cư xử tốt hơn rất nhiều "Reut Grube - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu hành vi và giấc ngủ ở Douglas, Quebec, Canada - tác giả nghiên cứu tác dụng giấc ngủ đối với trẻ em phát biểu trên tạp chí Nhi khoa mới nhất.
Gruber và đồng nghiệp của ông đã nghiên cứu 34 trẻ em từ 7 đến 11 tuổi trong một tuần lễ. Họ cho 17 trẻ đi ngủ sớm hơn 27 phút so với giờ ngủ thường lệ và 17 trẻ còn lại đi ngủ muộn hơn 54 phút mỗi đêm. Và kết quả các giáo viên đều nhận thấy một cách rõ rệt rằng số trẻ đi ngủ muộn không chỉ tỏ ra mỏi mệt, lơ đãng bài giảng mà còn bốc đồng và dễ nổi cáu, chúng dễ khóc và tỏ ra chán nản hơn rất nhiều so với những đứa trẻ khác. Trong khi đó số trẻ đi ngủ sớm rất hưng phấn trong các bài giảng, tập trung và kiên nhẫn, kiểm soát tốt hành vi với bạn bè kể cả lúc bị đùa quá đáng.
Bác sỹ Judith Owens - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu trẻ em thuộc Viện Y học quốc gia Washington cho biết: "Thiếu ngủ có thể tác động đến trí nhớ, óc sáng tạo, quyết định hành động và lời nói của trẻ, đó là lý do chúng không kiểm soát được hành vi. Trẻ cần được ngủ từ 10-11 tiếng mỗi ngày và cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen ngủ và dậy đúng giờ".
Theo ANTĐ