Sức khoẻ
   Cho muối vào thức ăn cho trẻ: Bao nhiêu là đủ?
 

Mỗi ngày, lượng muối trẻ cần ăn tùy thuộc vào độ tuổi và độ trưởng thành của thận. Thường gặp các trường hợp cha mẹ cho trẻ ăn nhiều muối hơn là thiếu muối. Khi cơ thể trẻ dung nạp lượng muối lớn, có thể gây ứ đọng dẫn đến phù thũng, rối loạn nhịp tim... Vậy, cho muối vào thức ăn cho trẻ thế nào là đủ?


Lượng muối, mắm cần thiết
Thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm (6 tháng tuổi) không nên thêm muối hay gia vị khác. Sau thời gian này, nếu sử dụng bột ăn liền có gia vị sẵn thì không cho gì thêm. Nếu ăn bột gạo xay (hoặc khi cho trẻ ăn cháo) thì bắt đầu cho một ít muối (hoặc nước mắm, nước tương, đường...), tùy từng món. Sau khi thịt (cá, bột và cháo) đã chín thì cho muối (nước mắm) trực tiếp vào cháo hay bột. Cần cho trước khi cho rau và dầu ăn.


Lượng muối cho bé theo từng độ tuổi:
- Bé 1-3 tuổi: 1,5g/ngày.
- Bé 4-8 tuổi: 1,9g/ngày.
- Bé 9-13 tuổi: 2,2g/ngày.
- Bé 14-18 tuổi: 2,3g/ngày.


Lượng nước mắm dùng cho bé chỉ nên khoảng 1/3 thìa cà phê rồi tăng dần. Nên cho nhạt vì vị giác của bé còn rất nhạy. Cho vừa miệng người lớn là quá mặn đối với bé.


Ăn mặn có thể gây bệnh
Nếu cho bé ăn ít muối (hoặc không ăn muối, nước mắm) thì cũng không sợ thiếu muối cho cơ thể vì trong thực phẩm tự nhiên như thịt, cá, rau, quả... cũng đã có một lượng natri (muối là NaCl). Khi đó, cơ thể bé sẽ tự điều tiết theo hướng tiết kiệm natri, không cho thải ra nước tiểu nhiều.


Cho trẻ ăn mặn từ khi còn nhỏ đến tuổi trưởng thành dễ mắc các chứng bệnh tim mạch, đột quỵ. Kết quả của một nghiên cứu gần đây của Trường Đại học California (Mỹ) cho thấy nếu khi còn trẻ chúng ta giảm sử dụng khoảng 3.000 mg muối ăn/ngày thì khi về già có thể giảm được 30% - 43% nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.


Khi dùng bất cứ thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn nào cho trẻ như bim bim, xúc xích, mì ăn liền... nào cho bé, cần đọc lượng muối ghi trên bao bì sản phẩm. Từ đó, cha mẹ cần gia giảm gia vị sao cho phù hợp nhưng vẫn luôn nhớ phải nhạt. Cho bé ăn mặn lâu ngày sẽ tạo thói quen không tốt.


Nên chọn muối iốt
Kết quả nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy, những rối loạn do thiếu iốt ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển về con người cũng như kinh tế của các quốc gia. Các trường hợp rối loạn thiếu iốt trầm trọng có thể gây ra chậm phát triển trí tuệ như đần độn, thậm chí thiếu iốt nhẹ cũng có thể làm giảm khả năng học tập. Thiếu iốt còn gây bướu cổ, phụ nữ mang thai thiếu iốt làm tăng nguy cơ sảy thai...


Do độ an toàn cao, chi phí thấp và ai cũng có thể sử dụng nên muối iốt được xem là lựa chọn hợp lý và hiệu quả nhất trong hành trình lâu dài loại trừ các rối loạn do thiếu iốt.


Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ (1/8)
 8 triệu chứng ở trẻ nếu chủ quan là nguy hiểm tính mạng (1/8)
 Bạn có thể làm gì khi con bị viêm mũi họng? (30/7)
 Trẻ em cũng dễ bị đái tháo đường (30/7)
 4 sai lầm thường gặp trong bữa sáng của bé (29/7)
 Ứng phó với những thương tích nhỏ của con – Phần cuối (29/7)
 Xử lý thói xấu khi ăn của trẻ (26/7)
 Mẹ nên cân nhắc khi cho con dùng bàn chải đánh răng điện (26/7)
 7 sai lầm nấu bột và cho bé ăn (18/7)
 8 quy tắc tập ăn dặm mẹ nào cũng phải biết (18/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i