Sức khoẻ
   Trẻ khó nuôi vì bị can thiệp 'thô bạo' vào bữa ăn
 

Ép con ăn với bất kể lý do gì, hăm dọa, đe nẹt để trẻ há miệng, nuốt cơm..., nhiều ông bố bà mẹ can thiệp "thô bạo" vào bữa ăn của trẻ khiến con sợ ăn, dần dần mất cân bằng dinh dưỡng.


Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong chuyện ăn uống của trẻ, điều gì quá cũng không tốt. Quá để ý, quá nhiều, quá bổ, quá tốt, quá cầu toàn cũng có thể khiến bé biếng ăn, mất cân bằng dinh dưỡng. Số liệu khảo sát dinh dưỡng trẻ Đông Nam Á SEANUTS cho thấy: 50% trẻ em Việt Nam thiếu các dưỡng chất cơ bản. Điều này cho thấy cách ép ăn, bồi dưỡng con quá đáng hoặc lơ là việc chăm con đang là lối đi sai lầm.


Thạc sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi cho biết: "Trẻ ăn cháo, bột, thịt, rau, sữa... để tạo ra các mô, tế bào, khối cơ, khối xương. Hay nói cách khác, trẻ ăn thức ăn để cơ thể sử dụng chất dinh dưỡng. Vì vậy, cần phải chú ý không chỉ số lượng và chất lượng thức ăn và còn phải chú ý đến hệ tiêu hóa - cơ quan biến thức ăn thành dinh dưỡng".


Cha mẹ cần tạo không khí vui vẻ cho bữa ăn, điều đó sẽ kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.


Một trong những lý do khiến trẻ ngày nay khó nuôi hơn trước đây là người lớn đang can thiệp quá thô bạo vào việc ăn của trẻ. Dưới đây là một số lưu ý giúp bé ăn ngoan, chóng lớn mà cha mẹ không quá stress:


1. Để hệ tiêu hoá hoạt động tốt
Nếu trẻ không bị suy dinh dưỡng và bị bệnh, hệ tiêu hoá có thể làm việc bình thường. Các bà mẹ không nên can thiệp quá nhiều bằng cách ép trẻ ăn hơn mức trẻ muốn, gò ép trẻ ăn theo khẩu vị của mẹ. Ngay cả việc sớm cho trẻ ăn những chất quá bổ dưỡng như sâm, yến, hay dùng sữa năng lượng cao, sẽ khiến hệ tiêu hoá của trẻ trở nên lười biếng, thậm chí thụ động và có năng suất thấp về sau.


Nếu trẻ đã suy dinh dưỡng, hay bị bệnh kéo dài, nhất là bệnh ở đường tiêu hóa như tiêu chảy mãn tính, bị hội chứng kém hấp thu... thì mẹ cần phục hồi chức năng tiêu hóa trước. Bởi nếu không, trẻ ăn bao nhiêu vào cũng không biến được thành chất dinh dưỡng. Khi hệ tiêu hóa yếu, cho trẻ ăn quá nhiều đồ bổ có thể lợi bất cập hại. Tùy vào tình trạng của trẻ, bác sĩ có thể cho bé dùng thêm các loại men tiêu hóa, các chất bổ sung như vi sinh vật có lợi hoặc chất xơ. Bên cạnh đó, mẹ nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn nhẹ với hệ tiêu hoá, trong đó có sữa.


2. Hoàn thiện bữa ăn
Thay vì quan tâm xem con ăn bao nhiêu muỗng, hết mấy chén, mẹ hãy vui vẻ trò chuyện với con, giúp con hiểu ăn có lợi cho cơ thể ra sao. Thay vì nói con phải ăn món này, không được ăn món kia, cha mẹ hãy nói món này làm da đẹp, mắt sáng, món kia sẽ làm con béo phì. Thay vì dùng đồ chơi để dụ con ăn, dùng đe nẹt để dọa con há miệng, hãy ngồi ăn vui vẻ cùng con để có bầu không khí của bữa ăn gia đình.


Theo VnExpress

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Để con thông minh hơn (4/7)
 Khắc phục việc trẻ lười ăn rau xanh (3/7)
 Học cách tôn trọng con trẻ từ chuyện ăn uống (3/7)
 Cách phòng ngừa loét miệng cho trẻ (2/7)
 Lỗi 'ngớ ngẩn' khi cho trẻ uống sữa (2/7)
 Trẻ béo phì dễ mắc bệnh điếc (1/7)
 Có nên cho trẻ ăn hải sản khi đi du lịch biển? (1/7)
 Rối loạn tăng động ở trẻ (28/6)
 Trẻ có thể chết đuối ở mực nước 2.5cm (28/6)
 Để có sân chơi trên sàn nhà sạch bóng và bổ ích cho trẻ (26/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i