Sức khoẻ
   Cách phòng ngừa loét miệng cho trẻ
 

Loét miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau, có loại đơn thuần nhưng có loại gây loét miệng và biến chứng nguy hiểm.


Mùa hè nắng nóng nhiều loại bệnh dễ xuất hiện ở trẻ, trong đó loét miệng là một căn bệnh thường gặp. Khi trẻ bị loét miệng sẽ gây không ít khó khăn cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và đặc biệt là loét miệng do một số bệnh có thể gây nguy hiểm cho trẻ.


Loét miệng, do đâu?
Trong các nguyên nhân gây loét miệng thì hay gặp nhất trong loét miệng là do nhiệt (theo Đông y). Loét miệng do nhiệt, theo quan điểm của Đông y là do trong cơ thể bị nóng phát ra nhiệt, loại này thường gây bệnh nhẹ. Tuy vậy, loét miệng do nhiệt thường làm cho trẻ khó chịu, đau, rát cho nên trẻ hay quấy khóc (trẻ nhỏ). Trẻ cũng có biểu hiện mệt mỏi, khó ngủ và chảy nước miếng nhiều, làm cho trẻ gầy sút do không ăn được hoặc ăn rất ít vì đau.


Loét miệng ở trẻ cũng có thể do virus Herpes gây loét niêm mạc miệng thường chỉ có một vết loét nhưng do nhiệt hoặc các nguyên nhân khác thì có thể có một hoặc nhiều vết loét trong niêm mạc miệng. Loét miệng do virus Herpes cũng có các triệu chứng như loét miệng do nhiệt, đặc biệt là đau, rát. Một số bệnh, ngoài các triệu chứng ở cơ quan khác còn gây loét miệng như bệnh thủy đậu, bệnh tay - chân - miệng.


Virus thủy đậu ngoài gây các nốt phỏng ở da cũng có thể gây các nốt phỏng, loét ở niêm mạc miệng và có thể có nhiều nốt phỏng trong niêm mạc miệng. Khi nốt phỏng bong ra cũng gây đau, rát, chảy nước miếng như loét miệng do nhiệt. Trong bệnh tay - chân - miệng ban đầu thường có sốt hoặc sốt nhẹ như trong bệnh thủy đậu, sưng miệng, nổi bọng nước có kích thước khoảng từ 2 - 3mm hoặc bằng đầu đũa, màu đỏ hoặc xám hình bầu dục. Các nốt bọng nước thường có ở hai bên mông, đầu gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở niêm mạc miệng. Đặc điểm của các nốt bọng nước trong bệnh tay - chân - miệng là ấn không đau. Các bọng nước có ở niêm mạc miệng khi vỡ ra tạo thành các vết loét ở trong miệng. Bệnh tay - chân - miệng thường có kèm theo nôn, tiêu chảy ngay khi nổi bọng nước. Bệnh tay - chân - miệng và bệnh thủy đậu cũng có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm. Với bệnh tay - chân - miệng có thể gây viêm cơ tim, viêm màng não - não, với bệnh thủy đậu cũng có thể gây nhiễm khuẩn da lan rộng, hậu quả sau khi khỏi bệnh sẽ có sẹo, biến chứng nặng hơn là viêm màng não - não.


Ở những cơ thể trẻ do nuôi dưỡng thiếu chất hoặc trẻ hấp thu kém (mặc dù gia đình đã cố gắng hết mức cho trẻ chế độ ăn tốt) gây nên thiếu một số vi chất cần thiết như vitamin PP, vitamin C, vitamin B12, axit folic, chất sắt cũng có thể gây loét miệng.


Loét miệng cũng có thể do chấn thương làm viêm, dập niêm mạc miệng, ví dụ như khi bị ngã. Cũng có thể do ăn thức ăn, uống nước quá nóng làm bỏng và loét niêm mạc miệng trẻ. Dù là nguyên nhân gì gây loét miệng thì cũng làm cho trẻ đều có đau, rát rất khó chịu, gầy sút, mất ngủ và hay cáu gắt.


Phòng ngừa loét miệng cho trẻ

Đối với các trường hợp loét miệng do nhiệt, do thiếu dinh dưỡng, do rối loạn hệ thống miễn dịch thì cần cho trẻ ăn đúng chế độ dinh dưỡng phù hợp theo lứa tuổi. Hàng ngày nên vệ sinh miệng cho trẻ. Trẻ lớn cần đánh răng, súc miệng, họng hàng ngày. Cần cho trẻ ăn thêm rau, hoa quả tươi. Cần cho trẻ đi khám bệnh định kỳ về chuyên khoa nhi để nhận được những lời khuyên hữu ích. Nên cho trẻ tiêm phòng bệnh thủy đậu đúng quy định. Khi trẻ bị bệnh tay - chân - miệng, thủy đậu thì cần cho trẻ nghỉ ở nhà không được đến lớp, tránh lây lan cho trẻ khác và không để trẻ lành tiếp xúc với trẻ bị bệnh.


Chăm sóc trẻ khi bị loét miệng thế nào?
Vì loét miệng ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau, có loại đơn thuần nhưng có loại nguyên nhân gây loét miệng và biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi trẻ bị loét miệng nên cho trẻ đi khám bệnh để được xác định nguyên nhân, trên cơ sở đó có hướng điều trị tích cực để bệnh chóng khỏi, ít gây đau đớn và hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Loét miệng gây đau, rát, vì vậy, dùng thuốc giảm đau cho trẻ là rất cần thiết nhưng dùng loại gì cho phù hợp với từng trẻ là công việc của bác sĩ khám bệnh trực tiếp cho trẻ, người nhà bệnh nhân không nên tự mua thuốc dùng cho trẻ.


Trong những ngày trẻ bị bệnh loét miệng nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, không nóng, không cay, không chua và hợp với khẩu vị của trẻ. Ðể đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, tránh bị suy dinh dưỡng nên cho trẻ ăn làm nhiều lần trong ngày (vì mỗi lần trẻ chỉ ăn được ít một), thức ăn cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, có thể dùng mật ong rơ miệng hoặc chấm vào các nốt loét cho trẻ để tránh các tác động kích thích làm trẻ đau. Nên cho trẻ uống thêm nước rau luộc, nước hoa quả tươi mát.../.


Theo SKĐS

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Lỗi 'ngớ ngẩn' khi cho trẻ uống sữa (2/7)
 Trẻ béo phì dễ mắc bệnh điếc (1/7)
 Có nên cho trẻ ăn hải sản khi đi du lịch biển? (1/7)
 Rối loạn tăng động ở trẻ (28/6)
 Trẻ có thể chết đuối ở mực nước 2.5cm (28/6)
 Để có sân chơi trên sàn nhà sạch bóng và bổ ích cho trẻ (26/6)
 Những điều mẹ nên biết khi con bị tay chân miệng (26/6)
 Những tai nạn làm chết con, mẹ nên biết (25/6)
 Chăm sóc bé tiêu chảy trong mùa hè (25/6)
 Trẻ nhỏ dùng kính 3D dễ ảnh hưởng thị lực (24/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i