Giáo dục mầm non
   Giáo dục trẻ mầm non: Đâu là phương pháp quan trọng nhất?
 

Hiện nay trên các diễn đàn nuôi dạy con, các chia sẻ trên facebook... luôn nóng các vấn đề chọn phương pháp giáo dục con trong độ tuổi mầm non, nhưng có lẽ rất khó cho bố mẹ lựa chọn cho mình một con đường giáo dục con bắt đầu từ lúc không tuổi.


Thực tế, các bố mẹ Việt Nam đang quan tâm nhiều đến: Phương pháp 0 tuổi; Phương pháp giáo dục con của người Nhật; Phương pháp giáo dục con theo cách của người phương Tây; Trường phái Montessori... Tiếp đó là đến bài toán chọn trường cho con: trường Công hay trường Tư thục, trường Song ngữ hay trường Quốc tế...?


Nuôi dạy con thực tế có quá phức tạp thế không? Có có một phương pháp giáo dục "siêu việt" hơn những phương pháp khác không? Như thế nào là thực sự tốt cho sự phát triển của trẻ? Chỉ số IQ hay chỉ số EQ quan trọng hơn? Làm thế nào để phát triển những chỉ số đó cho trẻ?


Theo các chuyên gia, kỹ năng xã hội là kỹ năng quan trọng nhất trong nền giáo dục mầm non và nền giáo dục chung trên toàn thế giới hiện nay hướng tới. Các nấc thang phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội của trẻ thể hiện qua các mấu chốt rất đơn giản.


Theo đó, học để phát triển cảm xúc và có kỹ năng xã hội là một trong những giai đoạn và nhiệm vụ phát triển vô cùng quan trọng đối với trẻ em. Gia đình đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hỗ trợ sự phát triển lòng tự trọng của trẻ và hướng dẫn trẻ đạt được những hành vi ứng xử phù hợp.


Bên cạnh đó, thầy cô giáo cần có những kiến thức chuyên môn về sự phát triển của trẻ, cách trẻ "học" để hỗ trợ sự phát triển của trẻ một cách phù hợp. Chúng ta cần hiểu là mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, khác nhau. Tính cách và những trải nghiệm sớm ảnh hưởng tới hành vi ứng xử của trẻ.


Các hành vi và thái độ ứng xử trong xã hội của trẻ được học từ những người xung quanh. Phát triển nhận thức và phát triển ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng nhất trong phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội của trẻ. Những mối quan hệ đầu tiên giữa người lớn với trẻ đóng vai trò quyết định trong chiều hướng phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội của trẻ. Tính tự trọng cao và tư tưởng tích cực ảnh hưởng tới khả năng của trẻ trong việc đạt được sự phát triển cảm xúc và có kỹ năng xã hội tốt.


Thực tế, trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi chưa có kỹ năng "chia sẻ" và "hợp tác" với nhau. Trẻ có sự quan tâm tới nhau và cần được hỗ trợ và hướng dẫn để phát triển kỹ năng "chia sẻ" và đồng cảm.


Mặc dù ở lứa tuổi mẫu giáo (từ 3 tuổi đến 5 tuổi), trẻ thường giao tiếp tốt với các kỹ năng xã hội quan trọng được hình thành để giao tiếp trong xã hội, chúng phải được học cách chế ngự và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp theo cách chấp nhận được trong xã hội.


Hơn nữa, bạn bè đồng lứa ảnh hưởng đến hành vi của trẻ từ giai đoạn niên thiếu (từ cấp 2) và trẻ học được sự trung thành và sự tin cậy trong tình bạn trong giai đoạn này.


Điểm mấu chốt là thầy cô giáo và bố mẹ phải hiểu được mối tương quan giữa tình bạn và các hành vi xã hội của trẻ để có những chiến lược đúng đắn giúp trẻ hình thành và gìn giữ các mối quan hệ tích cực với bạn bè đồng lứa.


Vai trò của bố mẹ và thầy cô giáo là hỗ trợ trẻ phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội bằng cách xây dựng các mỗi quan hệ mật thiết với trẻ và giao tiếp với chúng một cách tích cực để phát triển các cảm xúc lành mạnh và lòng tự trong cao cho trẻ. Thầy cô giáo hỗ trợ sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ bằng cách làm gương, làm mẫu các hành vi thái độ ứng xử xã hội phù hợp và giúp trẻ hình thành mối quan hệ lành mạnh, chặt chẽ, thoải mái với các bạn đồng lứa.


Theo HNM

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Cảm xúc lành mạnh và lòng tự trong cao
Ngày gửi: 5/19/2013 8:44:35 PM

Trẻ có tất cả các kỹ năng ...mà cái cần là Tiên lễ hậu văn sao chưa đề cập nhỉ?



Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trong 3 năm, gần 99% trẻ 5 tuổi được đến lớp (8/5)
 Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn: Dồn toàn lực cũng khó xong (7/5)
 Kiểm tra, đánh giá kết quả và hồ sơ PCGDMN trẻ em 5 tuổi (6/5)
 Nghệ An: Thiếu hơn 2.000 giáo viên mầm non (3/5)
 Tuyên Quang: Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (2/5)
 Bộ GD&ĐT trả lời về việc chậm chi trả hỗ trợ trẻ mầm non (26/4)
 Bắt đầu chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo (25/4)
 Không để lớp mẫu giáo phải học ghép (24/4)
 Phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi ở Hà Nội: Nỗ lực về đích trước thời hạn (23/4)
 Chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi vào lớp một (22/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i