Đây là hiện tượng, các bậc phụ huynh không thường xuyên thay đổi món ăn gây cảm giác chán ngán cho trẻ. Đồng thời, khẩu phần ăn không đáp ứng đủ nhu cầu như: chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, nước hầm xương mà không cho ăn phần cái, lâu ngày dẫn đến tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, cách chế biến món ăn sai như: cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn đến lúc 2, 3 tuổi; pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm đậu, hầm xương làm trẻ khó tiêu hóa; pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm... cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ sợ ăn. Và việc cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước khi trẻ tròn 6 tháng) hay ăn cơm quá sớm (trong khi trẻ chưa đủ răng để nhai cơm)...
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ như lý do tâm lý, bệnh lý, thức ăn không ngon... Tuỳ theo từng nguyên nhân, cha mẹ cần thực hiện những biện pháp khắc phục khác nhau.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Dinh dưỡng
Ép con ăn quá nhiều bữa trong một ngày, gây ức chế sản xuất men tiêu hóa và cảm giác thèm ăn. Đột ngột thay đổi chế độ ăn (từ bú sữa hoàn toàn sang ăn bột, hoặc từ cháo sang cơm) khiến trẻ không kịp thích nghi; cho ăn mãi một thực đơn, khiến ăn thiếu vi chất (vitamin A, B, C, kẽm, đồng, sắt...) cũng khiến trẻ coi bữa ăn như cực hình.
Trẻ có thể không thích hoặc không muốn ăn một món nào đó. Khi gặp những tình huống như vậy, người lớn hãy tránh thúc ép con ăn. Thay vào đó, hãy từ từ giúp bé thay đổi thói quen.
Hãy khuyến khích con thử một món ăn nào đó và cùng ngồi ăn với con, bé sẽ cố gắng thử và loại bỏ suy nghĩ "Mình không ăn món này".
Việc để trẻ tự chọn món ăn cho bản thân hoặc lựa chọn thực đơn cho bữa ăn cũng là cách khuyến khích trẻ ăn một cách tự giác hơn. Điều này sẽ tăng thêm cảm giác ngon miệng cho trẻ mà người lớn không cần phải bực mình vì vấn đề cho con ăn.
Theo các chuyên gia tâm lý thì việc để con quyết định thực đơn sẽ giúp trẻ nhận thấy rằng mình quan trọng và mình đang được quan tâm.
Đôi khi chỉ vì có ấn tượng xấu về một món ăn nào đó, trẻ có thể sẽ từ chối ăn món này vào lần sau. Cách tốt nhất đó chính là người lớn hãy thay đổi món ăn để cải thiện cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ.
Tâm lý
Thay đổi môi trường (đổi giờ ăn, nơi ăn, người cho ăn), buồn lo khi phải xa mẹ, cha mẹ cãi nhau... làm trẻ không thiết gì ăn uống. Trẻ được nuông chiều thái quá cũng hay có tính hờn dỗi, hay khóc và bỏ ăn.
Dùng thuốc
Nhiều loại thuốc có thể gây biếng ăn, chẳng hạn như viên sắt. Việc dùng vitamin A, D quá liều cũng gây tình trạng này. Chỉ cần ngừng dùng thuốc là bệnh sẽ hết.
Để trẻ hứng thú hơn với việc ăn uống, ngoài việc thay đổi thực đơn thường xuyên, làm những món bé thích, các bà mẹ còn phải tạo sự thích thú cho bé bằng cách dùng bát đĩa đẹp đẽ, tạo không khí vui vẻ... Trong một số trường hợp, cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Theo KTĐT