Khi ở trường, bé nên uống ít nhất 3-4 ly nước để đảm bảo không bị khát nước trong thời tiết nắng nóng hoặc khi tập thể dục cũng như lúc vui chơi.
Trẻ khi ở trường học nên uống mấy cốc nước?
Hầu hết các khuyến nghị đều khuyến khích những trẻ em trong độ tuổi đi học nên uống ít nhất là 6-8 ly nước (tương đương 1,5 - 2 lít) mỗi ngày. Khi ở trường, bé nên uống ít nhất 3-4 ly nước để đảm bảo không bị khát nước trong thời tiết nắng nóng hoặc khi tập thể dục cũng như lúc vui chơi.Viện Hàn lâm Quốc gia Washington DC (năm 2004), đã đưa ra một khuyến cáo cho riêng những bé trai ở độ tuổi 14 đòi hỏi phải uống một lượng chất lỏng cao hơn những trẻ bình thường khác. Theo đó, những bé trai 14 tuổi nên uống 2,6 lít/ ngày (khoảng 11 ly lớn).
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu nước?
Mất nước chỉ đơn giản là trẻ không nhận đủ nước lượng nước cần thiết cho cơ thể của mình. Nó có thể là kết quả của việc trẻ quá lười uống nước nên không đủ lượng nước vào cơ thể hoặc bị mất nước trong cơ thể ở mức nhanh hay chậm.Rất nhiều trẻ em thường không tự nhận ra được chúng đang bị mất nước vì có thể trẻ đã trở nên quá quen thuộc với những cảm giác dưới đây trong một thời gian dài khi ở trường học không có ba mẹ nhắc nhở uống nước thường xuyên.
Các triệu chứng khi trẻ bị mất nước ở mức độ nhẹ cũng có thể rất khó khăn cho giáo viên phát hiện ra. Tuy nhiên, trong lớp học, trẻ bị khát nước có thể trở nên cáu kỉnh, mệt mỏi và ít có khả năng tập trung hơn các trẻ không bị mất nước. Vào thời điểm này, nhiều trẻ bị mất nước sẽ kêu ca mệt mỏi hay nhức đầu, thậm chí một số bé có thể thờ ơ khi làm hoặc tham gia các hoạt động nào đó.
Mặc dù những triệu chứng mất nước ở trên cha mẹ trẻ cũng như nhiều thầy cô giáo có thể lầm tưởng đây là những hành vi bình thường ở trẻ nhưng hãy chú ý đến trẻ nhiều hơn để chắc chắn rằng nó là dấu hiệu do bé bị mất nước.
Cha mẹ bé cũng có thể hướng dẫn trẻ tự nhận biết sự mất nước của cơ thể trẻ qua màu sắc và số lượng nước tiểu mỗi khi đi tiểu. Nếu trẻ đi tiểu với một lượng nước tiểu có màu vàng sậm, nước tiểu đục, có mùi và số lượng ít thì trẻ đang bị thiếu nước và cần uống nước. Nếu nước tiểu của trẻ không đậm màu mà có màu vàng nhạt của rơm, không mùi và dồi dào thì chứng tỏ bé không bị thiếu nước.
Tác hại khi trẻ khát nước
- Giảm sự chú ý và tập trung: Nước chiếm khoảng 80% não bộ và là một yếu tố thiết yếu trong việc truyền tải thần kinh. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu suất tinh thần và khả năng học tập của một đứa trẻ. Khi bị thiếu nước, trẻ có thể bị mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt cũng như giảm sự tỉnh táo và khả năng tập trung. Theo nhiều nghiên cứu thì khi bị khát nước, trí nhớ, sự chú ý và sự tập trung của trẻ có thể bị giảm khoảng 10%.
Vì thế, chìa khóa để cha mẹ trẻ thúc đẩy khả năng học tập và sự chú ý cao độ của con khi ở trường là động viên trẻ uống nước suốt cả ngày (lý tưởng nhất là cha mẹ bé nên chuẩn bị một chai nước cá nhân cho trẻ cầm trong tay để uống khi khát).
- Đối mặt với các vấn đề sức khỏe: Nếu thường xuyên bị khát nước và mất nước, bé nhà bạn có thể phải đối mặt với một số vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như táo bón, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và một số loại ung thư...Điều này rất có hại cho sức khỏe tổng thể trong tương lai của trẻ.
Theo phunutoday.vn