Giáo dục mầm non
   Giáo viên mầm non quá thiệt thòi
 

Hơn 1 năm sau khi Thông tư 48 của Bộ GD-ĐT quy định về giờ làm cho giáo viên mầm non (GVMN) có hiệu lực, đến nay, hầu hết các trường MN tại TPHCM đều án binh bất động vì quá khó để thực hiện.


Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng muốn giảm tải cho GVMN đòi hỏi phải có những giải pháp căn cơ chứ không thể chỉ ban hành những quy định chỉ có thể thực hiện trên... giấy.


Theo Thông tư 48, đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày, mỗi GV sẽ dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày; đối với các nhóm trẻ học 1 buổi/ngày, mỗi GV dạy 4 giờ/ngày. Nhiều hiệu trưởng cho rằng đó là quy định thiếu thực tế, bởi lẽ mỗi GVMN hiện nay đang phải làm việc 11 giờ/ngày, gấp 1,8 lần so với số giờ quy định.


Muốn giảm tải, bà Lê Thị Kim Vân, Hiệu trưởng Trường MN Mèo Con (quận 7 - TPHCM), phân tích: Phải có đủ GV để luân phiên, hỗ trợ nhau, chia làm 2 ca. Tuy nhiên hiện nay, tuyển đủ GV làm 1 ca còn thiếu, huống gì đến 2 ca. Nếu muốn tuyển thêm GV thì lấy kinh phí và nguồn ở đâu? Theo quy định, 1 GV/15 trẻ nhưng thực tế hiện nay, tỉ lệ này là 1 GV/25 trẻ thì làm sao để giảm tải?


GVMN hiện nay đang chịu quá nhiều thiệt thòi. Ngay như tiền phụ trội - được coi là khoản bù đắp cho những giờ làm thêm của GVMN - cũng thể hiện sự bèo bọt. Cụ thể, một năm, mỗi GVMN chỉ được trả công tối đa 200 giờ phụ trội (1 ngày chỉ được tính 1 giờ), trong khi 1 ngày, mỗi GV đã phải làm thêm 5 giờ, mỗi năm là hơn 900 giờ phụ trội. Như vậy, có tới hơn 700 giờ họ làm không công, gấp 4,5 lần số giờ được trả tiền.


Nhiều chuyên gia giáo dục băn khoăn giảm giờ làm có chắc GV sẽ vui? Vì không làm ở trường thì họ biết làm gì? Giảm tải không phải là giảm giờ làm mà phải trả lương tương xứng với sức lao động của họ. Lâu nay, chúng ta đang lợi dụng lòng yêu nghề của GVMN nhưng như vậy sẽ được bao lâu? GVMN chấp nhận cảnh "bỏ con mình chăm con người" nhưng nếu tiền công lao động của họ không đủ mua sữa cho con thì sẽ đến lúc, nơi nào trả lương tương xứng, họ sẽ đi. Đó chính là nguyên nhân khiến đội ngũ GVMN hiện nay ở TPHCM luôn không ổn định.


Mỗi năm, TPHCM có nhu cầu tuyển dụng gần 3.000 GVMN, nếu không tuyển đủ, sẽ phải sử dụng đến GV hạng 2 - những người không được đào tạo đúng chuyên môn và nghiệp vụ để nuôi dạy trẻ. Điều đó không những phản giáo dục mà còn rất nguy hiểm.


Theo Người Lao Động Điện tử

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Chuyện ... biết rồi khổ lắm nói mãi
Ngày gửi: 12/4/2012 9:45:10 PM

Chuyện biết lâu rồi, biết rồi...khổ lắm nói mãi, nói mãi cũng chẳng có thay đổi gì, giáo viên mầm non vẫn làm việc như vậy đấy thôi.


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trường MN Hoa Sen (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) Niềm tự hào mang tên “trường chuẩn Quốc gia” (29/11)
 Về nơi 5 thầy giáo mầm non tận tình với trẻ (28/11)
 Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi ở Nghệ An: Còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ (27/11)
 Phổ cập mầm non 5 tuổi ở Quảng Ngãi: Nhiều vướng mắc chưa thể tháo gỡ (26/11)
 Ba nhà giáo phố núi cùng chung một tấm lòng (23/11)
 Sơn La gặp nhiều khó khăn trong thực hiện Đề án PCGDMN 5 tuổi (22/11)
 Năm áp lực trên vai nhà giáo (21/11)
 Tạo động lực để nhà giáo gắn bó với nghề (20/11)
 Nghề giáo thật đặc biệt! (19/11)
 Quận Gò Vấp đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi (16/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i