Dinh dưỡng
   Thực đơn nào cho trẻ ăn chay?
 

Nhiều bậc cha mẹ đặc biệt phản đối chế độ ăn chay của con trẻ vì lo ngại rằng chế độ ăn chay nghèo nàn chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.


Tuy nhiên, các minh chứng khoa học của Hiệp hội Những người ăn chay cho thấy nếu biết lập trình một chế độ ăn chay hoàn hảo, có khoa học kết hợp cùng với những lời khuyên hữu ích của các chuyên gia dinh dưỡng thì vẫn có thể đảm bảo được sức khỏe cho trẻ em.


Kết quả từ một cuộc thống kê dưới đây cũng cho thấy tại Mỹ ngày càng có nhiều trẻ lựa chọn xu hướng ăn chay, bên cạnh đó, nhiều trẻ ở nhiều quốc gia khác cũng lựa chọn chế độ ăn uống theo cách này trong thời gian dài.


Nếu bé nhà bạn muốn quyết định lựa chọn chế độ ăn chay thì cả gia đình bạn nên động viên, hỗ trợ bé trong quá trình thực hiện.


Với trẻ nhỏ có nhiều lý do để lý giải vì sao trẻ chọn chế độ ăn chay, nguyên nhân có thể là do chúng không muốn làm hại đến các loại động vật hoặc chúng muốn bảo vệ môi trường. Ngược lại có những trẻ nhỏ lựa chọn chế độ ăn chay vì lý do sức khỏe, ví như trẻ đang mắc chứng béo phì, tiểu đường...


Trên thực tế có ba cách ăn chay thông thường nhất là:
Ăn chay có uống sữa và ăn trứng (Lacto Ovovegetarian), nhưng không ăn thịt cá, gà vịt và những loại hải sản khác.


Ăn chay có uống sữa (Lactovegetarian), nhưng không ăn trứng, thịt cá, gà vịt và những loại hải sản khác.


Ăn chay hoàn toàn (Strict Vegetarian / Vegan), không ăn tất cả thực phẩm do súc vật sản xuất.


Vậy thế nào là chế độ ăn chay lành mạnh với trẻ?
FDA khuyến cáo trẻ nhỏ mặc dù có thể áp dụng chế độ ăn chay nhưng vẫn phải đảm bảo có sự "góp mặt" của những loại vi chất quý gia protein, calo, vitamin... và những dưỡng chất khác cần thiết cho sự phát triển.


Calo: Cơ thể trẻ sẽ thu nạp vào cơ thể một lượng calo ít hơn so với chế độ ăn uống thông thường. Trong khi với trẻ nhỏ calo lại là thành phần rất cần thiết để giúp cơ thể của bé phát triển toàn diện nhất. Với trẻ ăn chay vẫn cần bổ sung một lượng nhỏ calo có nguồn gốc từ động vật như thịt heo, thịt bò, thịt gà....


Vitamin B12: Là loại vitamin mà cơ thể chỉ có thể hấp thụ từ những sản phẩm chế biến từ động vật.


Vitamin B12 tập trung chủ yếu trong các loại thực phẩm như sữa đậu nành hoặc nước ép trái cây tươi. Mỗi ngày trẻ cần từ 3 micrograms vitamin B12 trở lên.


Vitamin D: Là loại vitamin giúp phát triển xương và có lợi cho sức khỏe răng miệng. Chính vì thế, trong chế độ ăn chay của trẻ nếu thiếu vắng loại vi chất này sẽ gây nên hệ lụy xấu với sức khỏe.


Vitamin D tập trung nhiều trong sữa, các thực phẩm chế biến từ sữa, lòng đỏ trứng gà, cá hoặc ánh nắng sớm ban mai. Mỗi ngày trẻ nên hình thành thói quen phơi nắng dưới ánh nắng ban mai từ 15 - 20 phút mỗi ngày.


Sắt: Lượng sắt có chứa dồi dào trong các loại rau xanh và các loại đậu... Ngoài ra một số loại rau khác cũng có chứa vi chất sắt, vì thế các bậc cha mẹ nên ưu tiên bổ sung đa dạng các loại rau xanh và trái cây vào trong chế độ ăn uống của bé.


Canxi: Cũng có vai trò tương tự như vitamin D, giúp củng cố sức khỏe của bộ xương. Nhiều loại rau có chứa canxi là bông cải xanh, khoai lang, rau có lá màu xanh sẫm, sữa đậu nành hoặc nước cam.


Protein: Hãy chắc chắn rằng chế độ ăn chay của con bạn có chứa một lượng dồi dào protein và cách amino axit để có tác dụng tăng cường thể lực cho bé. Nó tập trung nhiều trong ngũ cốc, đậu, các loại hạt, rau xanh và trái cây. Lượng protein cơ thể bé cần mỗi ngày có thể là:


2 Thìa bơ đậu phộng; 1/3 ly sữa; 2 thìa sữa bột không béo; 1/3 cốc sữa chua; ½ quả trứng hoặc 1 lòng trắng trứng; 1 Thìa bơ cứng.


Kẽm: Là một vi chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt ở trẻ em, kẽm giúp tăng trưởng chiều cao, giúp tăng khả năng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác ngon miệng. Khi thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng; Kẽm có nhiều trong ngũ cốc, gạo cẩm, rau bina, các loại đậu.


Lưu ý: Khi mới cho bé bắt đầu chế độ ăn chay thì nên bắt đầu dần dần, từ từ để bé kịp thích nghi với những thay đổi. Không nên vội vàng hoặc đường đột thay đổi khẩu phần ăn của trẻ sẽ khiến cho bé bị sốc.


Có thể tìm thấy tất cả những chất bổ dưỡng cần thiết ở trong cách ăn chay có uống sữa và ăn trứng. Tuy nhiên, để bảo đảm nguồn dinh dưỡng phong phú cho cơ thể bé cần phải biết cách đa dạng hóa cũng như phối kết hợp các loại thực phẩm thay vì ăn rập khuôn vừa gây nên cảm giác nhàm chán vừa gây thiếu chất.


Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng không nên ăn chay trường mà chỉ nên ăn chay 2 - 5 ngày trong tuần. Những đối tượng không thích hợp với chế độ ăn chay là người mắc các bệnh nhiễm trùng, phụ nữ đang có thai và trong thời kỳ cho con bú, bệnh nhân mắc các bệnh về thận.


Theo VTCNews

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tầm quan trọng của bữa ăn phụ với bé (9/8)
 Sắc màu tươi vui cho bé (9/8)
 Cho trẻ ăn trứng đúng cách (8/8)
 Tránh lạm dụng bột gạo ăn dặm (8/8)
 Làm gì khi con bạn biếng ăn? (7/8)
 Cách cho bé nếm mùi vị mới lần đầu (7/8)
 Lý do bé nên ăn sữa chua mỗi ngày (6/8)
 Chọn và chế biến dâu tây ăn dặm (6/8)
 Giải quyết 5 mối lo khi chăm bé ăn (3/8)
 Chọn và chế biến quả mơ ăn dặm (3/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i