Bé ăn chậm, dễ bị nôn trớ, không ăn đủ rau xanh... và những lo lắng khác của cha mẹ khi chăm bé ăn sẽ được giải đáp dưới đây.
1. Bé ăn rất chậm
"Trước hết, cần tìm ra lý do vì sao bé ăn chậm" - Edwards (tác giả cuốn Weaning and Coping With Feeding Problems - tạm dịch Ăn dặm và đối phó với các vấn đề khi ăn dặm) cho biết. Bởi vì nếu bé không thực sự đói hay bị phân tâm bởi những thứ khác thì bé sẽ khó tập trung vào việc ăn được.
Khi ấy, cha mẹ nên cố gắng loại bỏ các yếu tố làm bé phân tâm. Các anh chị lớn chạy chơi xung quanh bé là một lý do khiến bé ăn chậm. Còn nếu bé ăn chậm vì không đói thì cố gắng cho bé ăn một chút thôi. Không nên cho bé ăn quá nhiều đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn.
2. Bé thích bốc và chơi với đồ ăn nhưng lại không chịu ăn
Khám phá cảm giác và kết cấu của thực phẩm bằng ngón tay là một phần trong sự phát triển của bé. Nhưng tất nhiên, bạn cần dạy bé không chỉ biết chơi mà còn phải biết bốc thức ăn đưa vào miệng.
Với bé khoảng 7 tháng, bé có thể vừa bốc ăn kết hợp với vui chơi. Bé có thể thả thức ăn xuống sàn nhà nhưng đừng quá căng thẳng. Nếu bạn tiếp tục nhặt thức ăn thì bé có thể nghĩ đó là một trò chơi và không ngừng thả thức ăn xuống sàn. Nên kê những tấm nilon dưới chỗ bé ngồi, chọn bộ bát có đế nam châm hút vào bàn ăn để giảm bớt lộn xộn khi bé ăn dặm.
3. Bé hay bị nôn trớ
Nôn trớ là một phản xạ bình thường giúp bé ngăn chặn nghẹn thở, do đó, điều đầu tiên là cha mẹ không nên quá hoảng sợ khi con bị nôn. Đồng thời, cần đảm bảo rằng cha mẹ không xúc quá nhiều bột trong thìa và cũng không được đưa thìa quá sâu vào miệng bé.
Đôi khi bé nôn là vì đang ở giai đoạn chuyển từ bột mịn sang đồ ăn có cục nhỏ. Nôn trớ là khá phổ biến khi bé phát hiện ra có lẫn những cục thức ăn lổn nhổn trong miệng mình. Sẽ phải mất thời gian cho bé để bé làm quen và chấp nhận loại thức ăn có cục nhỏ thay vì được nghiền nhuyễn mịn như giai đoạn trước.
4. Bé không ăn đủ rau
Cố gắng không quát nạt hay ép buộc bé ăn rau vì bạn chỉ làm bé sợ. Đơn giản là bỏ qua và thử cho bé ăn rau lại sau vài ngày.
Nếu cách này không hiệu quả, nên thử những gợi ý cơ bản như cho bé ăn loại rau không có mùi khó chịu, không cay hay hăng, nên chọn loại rau củ có vị ngọt ngào như carrot, khoai lang để "dụ dỗ" bé. Hoặc thử hoa quả kết hợp với rau xanh. Dần dần, tăng lượng rau xanh lên, còn giảm lượng hoa quả xuống trong món kết hợp.
5. Bé không chịu thử món mới
Nếu bé chỉ từ chối một món ăn mới thì không nên ép buộc bé bởi vì có thể bé không thích món đó. Thay vào đó, tạm thời cho bé ăn những thứ bé thích mà không bắt ép bé phải ăn những món mới.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiều bé phải thử một món tới 15 lần trước khi chấp nhận ăn món đó. Vì thế, bạn nên kiên trì khi cho bé thử một hương vị mới. Hãy thử nấu và trình bày theo cách mới nhưng không khiến bé bị quá tải bởi nhiều món mới cùng lúc. Ngoài ra, nê
Theo mevabe