Sức khỏe và Phát triển
   Dùng thuốc hạ sốt cho đúng
 

Phụ huynh thường tỏ ra bối rối và thắc mắc vì sao bác sĩ chỉ cho bé dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5ºC.

 

Thực ra, nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt) bé có thể dao động theo nhiệt độ môi trường, thường trong khoảng 36,5ºC - 37,5ºC. Bé được xác định là sốt khi thân nhiệt trên 37,5ºC, sốt cao khi nhiệt độ trên 38,5ºC. Sốt là một hiện tượng có lợi vì khi sốt, nhiệt độ cơ thể tăng, sức đề kháng của cơ thể cũng tăng, giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Do đó, chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốt khi bé sốt cao, từ 38,5ºC trở lên.

Sốt có thể là một triệu chứng của bệnh nào đó, nên khi đã biết nguyên nhân gây bệnh, sốt giúp theo dõi hiệu quả của việc điều trị. Do đó, đối với bé lớn, ít có nguy cơ bị biến chứng của sốt (co giật), có thể dùng thuốc điều trị mỗi khi có cơn sốt, không nhất thiết phải uống thường xuyên.

Hiện có ba loại thuốc hạ sốt phổ biến là paracetamol (acetaminophen), ibuprofen và aspirin:

- Paracetamol là thuốc tốt nhất để giảm sốt cho bé vì tương đối an toàn, không gây chảy máu và không có tác dụng không mong muốn đối với dạ dày, ruột. Để tránh ngộ độc do quá liều paracetamol, phụ huynh nên nhớ, liều hạ sốt của paracetamol được tính theo cân nặng của bé với mức dao động từ 10 mg đến 15 mg cho mỗi kg thể trọng trong một lần uống. Khoảng cách giữa hai lần uống là từ 4 đến 6 tiếng. Tránh vừa uống vừa nhét hậu môn loại thuốc này cùng lúc. Một ngày cũng không được cho bé uống quá 5 lần paracetamol. Khi bé sốt cao khó hạ, sốt kéo dài từ ba ngày trở lên, nên đưa bé đến bệnh viện khám và điều trị.

- Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc khác như ibuprofen, dù tác dụng hạ sốt mạnh hơn paracetamol. Việc sử dụng ibuprofen phải có chỉ định và sự theo dõi của bác sĩ vì thuốc này có nhiều tác dụng phụ.

- Riêng Aspirin đã được khuyến cáo không sử dụng để hạ sốt cho bé vì nhiều tác dụng bất lợi, đặc biệt khi bé đang mắc các bệnh do virus. Ngoài ra, khi bé đang bị cúm hoặc thủy đậu, thuốc sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reyes. Đây là bệnh cảnh nặng và có thể dẫn đến tử vong.

Theo bác sĩ Trương Đình Khải (Đại học Y dược TP HCM)
Phunuonline

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 6 gợi ý phòng viêm tai (16/7)
 Lời khuyên chống vi khuẩn gây bệnh (13/7)
 Một năm liền con không tăng cân (12/7)
 Bé nhức chân - biểu hiện đau xương phát triển (10/7)
 Xoa dịu vết muỗi cắn (9/7)
 Sa trực tràng ở bé (4/7)
 Đừng coi nhẹ khi trẻ bị ngã (4/7)
 Đừng tưởng cho con uống B1 là sẽ ăn tốt (2/7)
 Trẻ dễ viêm tai do đi bơi (30/6)
 Những việc không nên làm cho bé trong mùa hè (27/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i