Sức khỏe và Phát triển
   Sa trực tràng ở bé
 

Sa trực tràng là tình trạng thoát xuống của phần trên trực tràng qua hậu môn ra ngoài. Bệnh thường xảy ra ở bé dưới 3 tuổi và người lớn trên 50 tuổi.

Ở bé, nguyên nhân gây sa trực tràng là do bất thường cấu trúc giải phẫu chỗ gập góc giữa bóng trực tràng và ống hậu môn, kèm theo tình trạng gây tăng áp lực lên tầng sinh môn khi bị táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ ...

 

Sự nguy hiểm của bệnh

Sa trực tràng là một bệnh lành tính, ít có biến chứng nặng nề nhưng gây cho bệnh nhi nhiều phiền hà trong sinh hoạt và khối ruột sa ra ngoài làm cha mẹ bé rất hốt hoảng.

Trường hợp cần phẫu thuật

Đa số trường hợp sa trực tràng có thể điều trị nội khoa bảo tồn, chờ sự phát triển của cơ thể giúp thay đổi, điều chỉnh cấu trúc giải phẫu vùng đáy chậu. Chỉ can thiệp phẫu thuật nếu trực tràng vẫn còn sa sau 3 tuổi và khối sa có chiều dài trên 3cm.

Bé cần được điều trị tích cực các yếu tố thúc đẩy sa trực tràng như táo bón, kiết lỵ, tiêu chảy, suy dinh dưỡng.

Cách xử trí sa trực tràng tại nhà

Cha mẹ có thể theo dõi bé tại nhà và trợ giúp bé đẩy khối sa trực tràng lên. Cho bé nằm ngửa, mông kê cao, 2 chân dạng và được một người phụ nắm vào vùng kheo, giữ và giơ chân cao lên. Đứng đối diện mông bé, dùng nước ấm vệ sinh sạch khối sa, các ngón bàn tay phải nắm gọn khối sa, ngón cái bàn tay trái đặt vào giữa khối sa trực tràng, từ từ nhẹ nhàng đẩy lên (tay của người đẩy phải được vệ sinh sạch sẽ và không để móng tay dài).

Trong khi đẩy, người phụ giúp từ từ hạ thấp dần chân xuống và khép dần hai chân của bé lại. Khi khối sa vừa đẩy lên hết cũng là lúc hai chân cháu bé duỗi thẳng, hai nếp mông khép kín. Giữ chân ở tư thế ấy trong một lúc, vì đôi khi chỉ cần bé quấy khóc cũng làm khối sa tụt ra trở lại.

Những điều cần lưu ý

Không nên cho bé ngồi bô hoặc ngồi xổm khi đi đại tiện, vì trong tư thế này hậu môn nở rộng và trực tràng ở tư thế thẳng đứng nên dễ bị sa ra ngoài. Nên bế ngửa bé ở tư thế lưng dựa vào lòng mẹ, hai tay mẹ nắm giữ đùi bé khép lại, như tư thế "xi" bé đi tiêu lúc nhỏ. Trong trường hợp khối sa bị mắc kẹt bên ngoài không đẩy lên được thì dùng gạc thấm nước ấm đắp lên khối sa và nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.

Những bé sa trực tràng cần được tái khám theo dõi lâu dài theo sự hướng dẫn của bác sĩ, để có chỉ định can thiệp phẫu thuật khi cần thiết.

Theo Bác sĩ Nguyễn Minh Hồng
Sức Khỏe & Đời Sống

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Đừng coi nhẹ khi trẻ bị ngã (4/7)
 Đừng tưởng cho con uống B1 là sẽ ăn tốt (2/7)
 Trẻ dễ viêm tai do đi bơi (30/6)
 Những việc không nên làm cho bé trong mùa hè (27/6)
 Trẻ con cũng bị đau khớp (26/6)
 Viêm ruột hoại tử ở bé (23/6)
 Những rủi ro dễ gặp khi cho trẻ học bơi (21/6)
 Tránh khô da cho bé mùa hè (21/6)
 Phân biệt cảm và cúm ở trẻ (20/6)
 Chứng đái dầm (20/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i