Giáo dục mầm non
   Ý tưởng táo bạo: Trường mầm non giúp Bộ trưởng Thăng giảm tắc đường
 

Giáo sư Trần Xuân Nhĩ táo bạo hiến kế về một mô hình trường mầm non vừa hiện đại giúp trẻ phát huy tư duy sáng tạo, vừa góp phần giúp giảm nạn tắc đường.


Giúp trẻ thân thiện hơn
Theo một nghiên cứu, trẻ em nằm trong độ tuổi phát triển tư duy chủ yếu từ 0-8 tuổi, đến 3 tuổi xem như bộ não của trẻ đã phát triển được 50%. Và một thực tế khác, những năm gần đây trước thềm năm học mới tình trạng "cháy" trường mầm non luôn diễn ra, có thể coi là một trong những vấn đề "nóng" của xã hội, kéo theo tình trạng chạy trường, chạy lớp, bố mẹ thức trắng đêm hôm để chờ đăng ký cho con vào học. Hình ảnh này không hiếm ở các thành phố lớn.


Để cơ bản giải quyết thực trạng thiếu trường lớp như hiện nay, một mô hình trường mầm non do GS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Phó Chủ tịch TƯ Hội Khuyến học Việt Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL Việt Nam khởi xướng có thể phần nào giải quyết được tình trạng trên.


GS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, lâu nay các trường mầm non của ta đang hoạt động theo mô hình của Liên Xô cũ (lớp chia từng lứa tuổi và chia từng lớp học riêng), vì thế một lớp mầm non có thể có 30-40 trẻ ngồi xung quanh cô giáo, và cô giáo bảo gì trẻ làm theo. Với mô hình đó, các trẻ sẽ bị "giam hãm"trong bốn bức tường: "Như vậy không có lợi cho sự phát triển của trẻ, cách dạy hiện nay cũng làm cho trẻ rất thụ động, chính vì thụ động nên một số trẻ mắc bệnh tự kỷ. Trước tình hình như vậy tôi chỉ có mong muốn giáo dục mầm non mình phải có đổi mới như thế nào để "thời kỳ vàng" của trẻ con phát triển toàn diện" GS Nhĩ mong muốn.


Chia sẻ với chúng tôi, GS Trần Xuân Nhĩ cũng khẳng định, ông đã nghiên cứu rất kĩ một số nước đang thử nghiệm mô hình trường mầm non theo không gian mở. Với đặc thù của trường này, các bé từ 3-4-5 tuổi đều có thể học trong một phòng chung, phòng chung đó trẻ có thể giao lưu với nhau dễ dàng, giống như một gia đình: "Từ đó trẻ rất thân thiện, có thể chữa được bệnh tự kỷ ở trẻ. Thực tế, một số trẻ tự kỷ được chuyển tới đây sau một thời gian không còn biểu hiện tự kỷ nữa, từng bước hòa nhập với các bạn. Một số trẻ lười ăn khi đến với lớp học chịu khó ăn hơn" GS Nhĩ cho biết.


Mô hình trường mầm non theo không gian mở do GS Nhĩ khởi xướng đầu tiên tại Việt Nam. Ảnh Xuân Trung


Theo ý tưởng của GS Trần Xuân Nhĩ thì, một không gian học sẽ được tách làm ba phòng nhỏ ngăn cách nhau chỉ bằng những kệ nhựa có bánh lăn, giúp các bé đi lại dễ dàng hơn. "Về mặt tâm lý, các bé sẽ thấy được cuộc đời mênh mông, bao la hơn chứ không chỉ giam hãm trong bốn bức tường như mô hình cũ".


Với mô hình trường mầm non theo không gian mở này, các giáo viên có thể giám sát lẫn nhau trong một phòng học. Anh Nguyễn Công Hưởng, phụ huynh bé Anna cho biết, "đây là mô hình trường mầm non lí tưởng, xung quanh khu vực này tôi thấy đây là mô hình tốt nhất. Mặc dù đây là tháng thứ ba Anna được học ở đây nhưng cháu rất thích thú, về nhà thấy vui hơn, chịu khó ăn hơn. Nhiều khi bố đến đón về nhưng phải thuyết phục mãi cháu mới chịu về, vì ở đây có bạn, có các cô và chơi đùa thoải mái" anh Hưởng nhận xét.


Cải thiện tình hình ách tắc giao thông

Với mô hình trường mầm non theo không gian mở này GS Trần Xuân Nhĩ tương lượng chỉ cần mỗi khu vực nhà cao tầng dành khoảng 70-90 mét vuông, với hàng trăm cư dân trong đó, có thể làm trường học cho các bé. Với mô hình như vậy rất thuận lợi cho gia đình, phụ huynh khi đưa, đón trẻ tới trường, hơn nữa các bé tránh được phải dãi nắng, dầm mưa và quan trọng nhất là giúp một phần chống ách tắc giao thông, vừa lợi về xã hội, lợi về thời gian cho cha mẹ.


"Nếu giải quyết theo hướng đó tôi tin rằng ở Hà Nội không thể thiếu trường mầm non như thời gian vừa qua" GS Nhĩ kỳ vọng.


Một trong những quy định của Bộ GD&ĐT, đối với chương trình ngoại ngữ chỉ áp dụng cho trẻ học lớp 3 trở lên. Tuy nhiên, nếu áp dụng dạy ngoại ngữ trong mô hình trường mầm non theo không gian mở này, trẻ sẽ được học song ngữ ngay từ đầu, như vậy các trường sẽ phạm luật. GS Nhĩ chia sẻ, Bộ GD&ĐT phải sớm thay đổi tư duy đó, nếu muốn hô hào cùng nhau hội nhập thì không thể không trang bị trình độ ngoại ngữ và vi tính ngay từ đầu.


Hơn nữa, theo GS Nhĩ, phương pháp dạy hiện nay cũng cần thay đổi. "Thay vì chỉ cho trẻ đây là cái cốc uống nước thì hãy nói với trẻ đây là cái gì? Từ đó từng bước xây dựng tư duy cho trẻ. Phải lấy người học làm trung tâm" GS Nhĩ nhấn mạnh.


Theo GDVN

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Gió thị trường (26/1)
 Kinh nghiệm phổ cập trẻ 5 tuổi ở quận 10 - Người dân đồng thuận (24/1)
 Rộng cửa cho GV mầm non người nước ngoài (21/1)
 Chồng chất các bất cập ở bậc học giáo dục mầm non (22/1)
 70% trường mầm non có đồ chơi ngoài trời vào 2015 (19/1)
 Giảm giờ làm với giáo viên bậc mầm non Khó áp dụng! (18/1)
 Trường mầm non những ngày cận tết: dạy trẻ hay giữ trẻ? (17/1)
 Xoay xở cho Tết giáo viên bớt “lạnh” (16/1)
 Thưởng Tết tăng… nhờ đồng nghiệp nghỉ việc! (13/1)
 Lao đao tìm chỗ gởi con ngày giáp tết (12/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i