Đề tài: ĐỒ ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH BÉ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nhận biết các loại đồ dùng trong gia đình sử dụng bằng điện : quạt máy, ti vi, tủ lạnh, nồi điện ...
- Khai thác kinh nghiệm của trẻ về công dụng và chức năng sử dụng của các loại đồ dùng gia đình.
- Rèn khả năng quan sát và phân định hình ảnh , kỹ năng đếm các nhóm số lượng.
- Phát triển tri giác, tư duy ngôn ngữ, tư duy trực quan , trí nhớ có chủ định , chú ý.
- Giáo dục trẻ cẩn thận với các ĐD sử dụng điện, không tự ý sử dụng khi người lớn chưa cho phép.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh, ảnh về các loại ĐD trong gia đình theo từng loại ...
- Hình các ĐDGĐ bằng điện cắt rời thành 3 hay 4 mảnh, thẻ chấm tròn cho trẻ ...
- Tập TH & KP , bút chì hay bút màu cho trẻ.
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1:
- TC "Tìm đúng địa chỉ " : cho mỗi trẻ tự lấy một thẻ chấm tròn cầm trên tay, tự đếm số chấm tròn
trong thẻ ( cô nói số lượng cho trẻ đưa lên theo từng nhóm )
- Hướng dẫn trẻ quan sát những bức tranh các đồ dùng gia đình treo xung quanh lớp, đếm số lượng
đồ dùng trên mỗi bức tranh ...
- Giải thích cách chơi: vừa di chuyển theo vòng tròn vừa hát, khi nghe hiệu lệnh trống lắc thì chạy nhanh về đúng nơi treo tranh có số lượng ĐD tương ứng với số chấm tròn trong thẻ mà trẻ đang cầm.
- Sau mỗi lần chơi, cô kiểm tra lại : cho trẻ cùng đếm các nhóm số lượng, sau đó đổi thẻ cho nhau và chơi tiếp tục ...
- Cô tập trung trẻ lại và trò chuyện cùng trẻ :
+ Đố các bạn, những loại ĐD gia đình này có đặc điểm gì giống nhau ?
( gợi ý cho trẻ phát hiện bằng cách sử dụng : phải cắm điện mới sử dụng được ... )
+ Những loại đồ dùng sử dụng điện có công dụng gì ?
+ Hãy kể tên các loại ĐD trong gia đình được sử dụng bằng điện ?
+ Chức năng sử dụng của các đồ dùng ấy thế nào ? ( khai thác kinh nghiệm cá nhân ... )
+ Phải chú ý điều gì khi sử dụng các đồ dùng có điện ?
---- Giáo dục trẻ cẩn thận với các đồ dùng sử dụng điện, không nghịch phá , không tự ý sử dụng khi
người lớn không cho phép ...
* Hoạt động 2:
- TC "Ráp hình": chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm ráp một loại ĐD khác nhau ...
- Cách chơi: cô cho các nhóm ngồi theo vòng tròn hay hàng ngang, cho mỗi nhóm một số mảnh rời
và yêu cầu trẻ ráp chung với nhau theo một khoảng thời gian nhất định. Nhóm nào ráp xong nhanh
nhất là thắng cuộc
- Chú ý: mỗi nhóm chỉ từ 2 đến 4 trẻ, khi trẻ ráp xong, cô kiểm tra lại những hiểu biết của trẻ về loại đồ dùng ấy ( công dụng, chức năng sử dụng ... )
* Hoạt động 3:
- Cho trẻ thực hành trong tập TH & KP