Dinh dưỡng
   Tăng IQ nhờ dinh dưỡng
 

Theo TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân chính khiến chỉ số thông minh (IQ) của trẻ bị giảm sút. Vậy, cha mẹ cần phải bổ sung gì để tăng IQ của trẻ?


1. Sữa mẹ:
Theo TS Nguyễn Thị Lâm, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ bú Sữa mẹ có chỉ số IQ cao hơn khoảng 10 điểm so với những em bé ít ăn Sữa mẹ. Lý do là vì trong Sữa mẹ rất giàu năng lượng axit béo omega 3, tăng cường màng tế bào não, tăng hiệu quả dẫn truyền dẫn tạo ra từ những xung chấn thần kinh cho trẻ.

Ngoài ra, Sữa mẹ có đầy đủ các loại vitamin và lượng nước cần thiết cho trẻ ngay cả khi thời tiết nóng. Nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn thì trong vòng 4 tháng đầu trẻ không cần bổ sung thêm nước, vitamin hoặc nước hoa quả.


Khi có thai, bà mẹ ăn cá thường xuyên trên 5 lần/tuần sinh ra con có chỉ số IQ cao hơn khoảng 8 điểm so với các bà mẹ không ăn cá trong thời kỳ mang thai.


2. Đạm (protein):

Là chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với sự phát triển của cơ thể trẻ em, trong đó có não bộ. Protein là vật liệu xây dựng lên các tế bào mô, cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự hình thành các dịch tiêu hóa, các nội tiết tố, các men và các vitamin. Khi thiếu chất đạm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể nói chung và não bộ nói riêng.


3. Sắt:
Là loại vi chất cần bổ sung để cân bằng cơ thể bởi thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu. Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính khoảng 30-80% trẻ em ở các nước đang phát triển bị thiếu máu thiếu sắt. Nhiều nghiên cứu chứng minh thiếu sắt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ trong thời thơ ấu. Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt có chỉ số phát triển tâm thần và vận động thấp hơn trẻ cùng trang lứa, cùng môi trường sống. Khi trẻ đã lớn, thiếu máu thiếu sắt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí nhớ, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Ngoài ra, trẻ bị thiếu máu còn giảm khả năng miễn dịch và giảm chỉ số IQ từ 5 đến 10 điểm.


Một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu thiếu sắt là do chế độ dinh dưỡng cung cấp thiếu chất sắt. Vì vậy, chế độ ăn tăng cường sắt hàng ngày cho trẻ rất cần thiết. Các loại thức ăn giàu sắt có trong động vật là: Gan lợn, bò, gà, trứng, sữa, tôm, cua, cá, ốc... các thực phẩm này chứa loại sắt có tỉ lệ hấp thụ cao đồng thời cũng là nguồn cung cấp chất đạm rất quan trọng cho trẻ. Ngoài ra, những thực phẩm có nguồn gốc thực vật như các họ đậu: Đậu tương, đậu xanh, đậu đen, lạc, vừng cũng là nguồn cung cấp sắt quan trọng.


Muốn hấp thu sắt được tốt cần kết hợp các thức ăn có chứa nhiều vitamin C như các loại rau quả chín: Chuối, đu đủ, cam, bưởi...


Việc chọn một chế độ dinh dưỡng gồm những thực phẩm giàu chất sắt có thể giúp bé phòng tránh được bệnh thiếu máu thiếu sắt. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là nếu như trẻ được nuôi dưỡng đầy đủ với những thức ăn giàu chất sắt mà vẫn thấy trẻ xanh xao, cần đưa trẻ đi khám bệnh để tầm soát các nguyên nhân như nhiễm giun móc, viêm loét dạ dày, rong kinh ở tuổi dậy thì hoặc thiếu máu bẩm sinh di truyền.

 

4. I-ốt:
Nếu thiếu i-ốt trong thời gian bà mẹ mang thai sẽ làm giảm sự phát triển não bộ thai nhi, có thể dẫn đến chứng đần độn. I-ốt là thành phần cấu tạo của hormone tuyến giáp trạng giữ vai trò chuyển hóa quan trọng. Khi trong thực phẩm thiếu i-ốt thì không những lượng i-ốt di chuyển qua Nhau thai của người mẹ sang bào thai sẽ không đủ để đáp ứng sự phát triển não bộ tối ưu, mà nguy cơ hàm lượng i-ốt trong Sữa mẹ cũng sẽ rất thiếu, dẫn đến suy giảm sự phát triển não bộ.


Biểu hiện trẻ có chỉ số IQ cao
Những bé này thường có biểu hiện biết nói sớm, vượt trội so với trẻ cùng tuổi ở khả năng ngôn ngữ, tư duy, trí nhớ... Chẳng hạn như: Có vốn từ vựng lớn, có trí nhớ tốt, nói lưu loát vốn từ phong phú, biết nhiều thông tin, suy nghĩ nhanh, thường dễ dàng đưa ra những câu hỏi và câu trả lời sáng tạo trong những tình huống không quen thuộc... Dễ dàng phát hiện ra những mối quan hệ có tính quy luật, lôgic, nhân quả... mà trẻ cùng tuổi khác không thể. Tuy nhiên, những dấu hiệu thần đồng có thế mất dần, nếu cha mẹ không biết phương pháp nuôi dưỡng, giáo dục bé phù hợp.

Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh - Chuyên gia tư vấn tâm lý trẻ em


Theo giadinh.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tránh việc ăn uống thiếu lành mạnh ở bé (28/11)
 Ăn cá sớm, trẻ tránh được khò khè, hen suyễn (28/11)
 5 thực phẩm 'diệt' IQ của trẻ (25/11)
 Gợi ý kết hợp với món chuối chín (25/11)
 Tăng sức đề kháng cho bé: 4 'bí kíp vàng' (24/11)
 Những lưu ý khi cho trẻ ăn phomai (24/11)
 4 dưỡng chất có thể con bạn đang bị thiếu! (23/11)
 Tăng sức đề kháng để tránh nhiễm bệnh (23/11)
 5 nguyên tắc dinh dưỡng giúp bé tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh (22/11)
 Bí quyết giúp bé hay ăn chóng lớn (22/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i