Tâm lý
   Để trẻ tự tin
 

Các bé thường rất nghịch ngợm và hiếu động khi ở nhà nhưng mỗi lần đi chơi hay có người lạ, bé thường nấp sau lưng người thân hoặc đỏ mặt, ấp úng... Đó là biểu hiện của tính nhút nhát.


Nên khích lệ mỗi khi bé làm xong một công việc để giúp bé tự tin hơn - Ảnh: shutterstock


Cha mẹ hãy giúp bé dần khắc phục điểm yếu này để bé có thể tự tin trong các mối quan hệ ngoài xã hội sau này. Theo chuyên viên tư vấn tâm lý tổng đài 1088, Phạm Thị Lê Chi thì cha mẹ và người thân nên chú ý đến 5 cách giải quyết vấn đề này.


Trước tiên tránh nói đến nhược điểm của bé trước đông người. Không bao giờ được chế nhạo hay nhắc đến những khuyết điểm hoặc tính nhút nhát của bé với người khác khi bé có mặt ở đó.


Do nhút nhát nên trẻ thường tự ti và luôn sợ mình thất bại, phán đoán sai hoặc không thể tới đích... nên người thân hãy giúp bé nhận biết giá trị bản thân. Hãy củng cố lòng tin của bé về bản thân bằng cách khích lệ mỗi khi bé làm xong một công việc.


Tạo cơ hội cùng bé giải quyết vấn đề chẳng hạn như người thân có thể đặt ra những câu hỏi, câu đố để giúp bé tìm ra những câu trả lời hoặc nhờ bé làm một việc gì đó để bé tập xử lý tình huống như: Sai bé mua một số món đồ ở những cửa hàng gần nhà, chào hỏi hàng xóm... điều đó sẽ giúp bé tự tin và mạnh dạn hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nhắc lại những điều khiến bé bối rối, sợ hãi để bé tập quen.


Đặc biệt mọi người trong gia đình nên giúp bé diễn đạt tình cảm. Bé sẽ rất cô độc bởi ý nghĩ sợ không được ai hiểu, bé sẽ rất sợ phải đương đầu với những đánh giá, sự phán đoán của người khác. Chính vì vậy, cha mẹ hãy thường xuyên hỏi xem cảm xúc của trẻ trước mỗi tình huống, lắng nghe cảm nhận của trẻ để từ đó đưa ra ý kiến của của mình. Nếu không đồng tình với trẻ, cha mẹ nên nhẹ nhàng và khéo léo giải thích để trẻ hiểu được bản chất vấn đề. Điều đó sẽ củng cố sự tự tin của trẻ, giúp trẻ bày tỏ cảm xúc, truyền đạt ý kiến, suy nghĩ của mình một cách tự nhiên và thoải mái hơn.


Thường xuyên cho bé tham gia những hoạt động ngoại khóa chẳng hạn như học vẽ, nhạc, võ thuật... Võ thuật hoặc những môn thể thao nói chung sẽ giúp bé mạnh mẽ hơn và chống lại cảm giác tự ti. Còn môn học nghệ thuật sẽ giúp bé thể hiện cảm xúc của mình một cách dễ dàng.


Theo Thanh Niên

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Lời nên nói thay vì dọa con (3/11)
 Bạn đồng hành của con (3/11)
 5 nguyên tắc khen thưởng con (2/11)
 4 đức tính tạo bước đệm thành công cho bé trai (2/11)
 Biết "cãi" cha mẹ mới... ngoan (2/11)
 Tuyệt chiêu dạy dỗ "con một" (1/11)
 'Đối sách' với trẻ lên 3 ương bướng (1/11)
 Trẻ trên một tuổi có thể nhận thấy sự bất công (1/11)
 Dạy con tiêu tiền là dạy làm người (31/10)
 3 nguyên tắc vàng dạy con thông minh (31/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i