Trứng, sữa, cá, đậu phộng, hạt dẻ là nguyên nhân gây ra 75% các ca dị ứng ở trẻ em. 1. Các loại hạt.
Để đảm bảo an toàn, bạn không nên cho bé dùng thực phẩm chứa gluten cho đến khi bé 6 tháng tuổi; sữa bò, cá cho đến khi 1 tuổi; trứng cho đến khi 2 tuổi; đậu phộng và các loại hạt khi 3 tuổi.
1. Các loại hạt.
Dị ứng với các loại hạt như quả óc chó, hạt điều, hạt hạnh nhân, vừng khá phổ biến ở trẻ em. Không giống như dị ứng thực phẩm ở trẻ em thường biến mất khi bé lớn lên, dị ứng các loại hạt thường kéo dài suốt đời. Chỉ có 9% trẻ em thoát khỏi dị ứng hạt khi lớn lên.
2. Trứng.
Hàng năm, có khoảng 2,5% trẻ đang lớn bị dị ứng trứng (chủ yếu là dị ứng với các protein trong lòng trắng trứng) gây phát ban, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở. Ngoài ra, những bé bi dị ứng với trứng thường có nguy cơ mắc dị ứng mũi và hen suyễn. Rất may là hầu hết những trẻ em dị ứng với trứng thường tự khỏi khi 5 tuổi.
3. Lạc.
Phản ứng dị ứng với lạc thường dữ dội( gây mẩn đỏ, buồn nôn, dễ tiêu chảy) và có thể nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt với trẻ mắc hen suyễn. Vì thế, với những trẻ bị dị ứng nên mang thuốc epinefrin theo để tiêm khi cần.
Lạc (đậu phộng) thực tế là một loại quả họ đậu nhưng cấu trúc protein của nó lại tương tự như các loại hạt nên những trẻ em dị ứng với lạc cũng có khả năng dị ứng với các loại hạt khác.
4. Đậu nành.
Các nhà nghiên cứu đã xác định ít nhất 15 chất gây dị ứng có trong protein đậu nành. Có khoảng 0,3% trẻ em dị ứng với loại hạt này. May mắn là nó thường rất nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Trong khi hầu hết các loại dị ứng ở trẻ em sẽ biến mất sau tuổi lên 3, dị ứng đậu nành lại thường xuất hiện ở tuổi lên 7 và có thể tồn tại đến tuổi trưởng thành.
5. Lúa mì.
Dị ứng lúa mì xuất hiện khi cơ thể bé không tiêu thụ được chất gluten (một loại protein) có trong lúa mì và các loại ngũ cốc. Dị ứng với gluten thường tạo ra các triệu chứng như nôn, ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy. Điều này còn ngăn cản sự hấp thu vitamin và khoáng chất từ thực phẩm, khiến bé bị thiếu hụt dưỡng chất. Tốt nhất, trong 6 tháng đầu, bạn không nên cho bé ăn các thực phẩm chứa gluten.
6. Sữa(Nhất là sữa bò)
Khác với tình trạng không dung nạp lactose, dị ứng sữa là phản ứng miễn dịch với protein trong sữa. Một lý do nữa là trong cơ thể của bé thiếu hụt các enzyme cần thiết để tiêu hóa đường lactozo trong sữa. Bé có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, thở khò khè, phản ứng trên da (ngứa, nổi mề đay...).
7. Dừa.
Tuy hiếm gặp nhưng dị ứng dừa thường rất nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng. Nhiều bằng chứng đã chứng tỏ có một sự liên hệ giữa dị ứng dừa với di ứng cao su, tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có lời giải thích rõ ràng cho vẫn đề này.
8. Hải sản.
Trẻ em thường bị dị ứng với động vật có vỏ(sò, ngao, tôm), cá, mực và bạch tuộc. Dị ứng động vật có vỏ gây ra các triệu chứng như phát ban, nghẹt mũi, nghiêm trọng hơn có thể gây sốc phản vệ, tắc nghẽn đường hô hấp.
Nguồn:Tạp chí Sức khỏe & Gia đình.