Thịt sau khi băm nhỏ cho vào chén, thêm vào 1 muỗng canh nước quậy đều để thịt tơi ra. Như vậy, khi cho vào cháo sẽ không bị vón cục.
Hoặc có thể cho thịt băm nhỏ vào nồi xào sơ với dầu hay nấu chin với một ít nước. Sau đó chà thịt đã chin qua rây để giúp thịt tơi đều và cho trở lại vào nồi nấu với cháo.
Dù thịt cá rau đã băm nhỏ nhưng trẻ vẫn nhai, nuốt khó (nhợn, ói)?
Bạn có thể chà tất cả qua rây. Bạn chọn rây lỗ to dần lên để trẻ quen dần thức ăn ngày một to hơn. Sau đó bạn chỉ chà thịt, cá , tôm mà không chà rau và cháo. Cuối cùng trẻ sẽ được ăn cháo mà không cần chà qua rây nữa.
Nên chọn loại dầu nào thích hợp cho trẻ?
Hiện nay trên thị trường có 2 loại dầu ăn:
Cooking oil (gồm dầu cọ, dầu dừa, dầu đậu nành...) rất bền với nhiệt, chỉ dung để chiên xào, nấu nướng. Không nên sử dụng lại. (Ví dụ: Chỉ chiên qua 1 lần, sau khi chiên bỏ đi, không tái sử dụng lại).
Salad oil (dầu oliu, dầu mè, dầu hướng dương...) dễ tiêu hóa và hấp thu, dung bổ sung trực tiếp vào thức ăn (có thể bổ sung vào chén cơm, cháo, bột ăn dặm...của trẻ), tuyệt đối không dung để chiên xào.
Làm sao vẫn đảm bảo được nguồn vitamin từ rau sau khi nấu?
Một số vitamin sẽ bị mất nếu bạn nấu rau quá lâu. Với một số loại rau cần nấu mềm để trẻ dễ ăn, bạn có thể đậy nắp để giảm thiểu việc mất vitamin.
Làm sao giúp trẻ hấp thu tối đa chất sắt?
Chất sắt góp phần quan trọng trong quá trình tạo máu, nếu thiếu chất sắt trẻ sẽ dễ bị thiếu máu và ảnh hưởng đến chỉ số thông minh của trẻ. Muốn hấp thu tốt chất sắt cấn phải có vitamin C.
Ví dụ: Khi luộc rau muống (có nhiều chất sắt), ta hay vắt chanh hoặc cà chua vào (vitamin C có nhiều trong cà chua). Đây cũng là một thói quen ăn uống tốt.
Theo Lamchame