Giáo dục mầm non
   Rút kinh nghiệm việc thực hiện Chương trình Giáo Dục Mầm Non mới
 

1. Ưu điểm:
Hoạt động chuyên môn thời gian qua có nhiều ưu điểm, nhất là giáo viên mầm non trong công tác giáo dục đã chú ý nhiều hơn đến những gì diễn ra trong cuộc sống xung quanh, đưa trẻ đến nhà sách, công viên, bảo tàng, vườn cây. .. để học, đưa nội dung giáo dục gắn với đời sống xã hội. Giáo viên đã tìm tòi hình thức giáo dục đa dạng và không quá gò bó vào bài soạn sẵn như trước đây.


Một số trường biết tận dụng tài nguyên giáo dục trên internet làm phong phú hoạt động dạy học. Trò chơi dân gian được giáo viên sưu tầm và sử dụng hiệu quả. Trẻ mầm non ngày càng trở nên tự tin, linh hoạt, thoải mái nhờ được giáo viên tôn trọng và tin tưởng.


2. Tồn tại:

Tổ chức hoạt động vui chơi:
- Kế hoạch Tổ chức hoạt động vui chơi sơ sài, bị giới hạn trong phạm vi chủ đề. Chưa đảm bảo tính phát triển của mục tiêu, nội dung, biện pháp hướng dẫn trẻ chơi (Ví dụ: mở rộng nội dung chơi bằng việc làm phong phú vốn sống, xây dựng môi trường chơi phong phú - đa dạng...)


- Trò chơi xây dựng là trò chơi sáng tạo, nhưng cách tổ chức, hướng dẫn còn áp đặt. Trên thực tế, trẻ chơi rặp khuôn, nghèo nàn ý tưởng. Mô hình xây dựng của trẻ đơn điệu.


- Chưa nhận thức: Sự bề bộn trong khi chơi là 1 điều kiện khuyến khích tính sáng tạo.


- Chưa sử dụng hết diện tích chỗ chơi trong khi trẻ chen chúc trong một diện tích hẹp.


Tổ chức hoạt động lao động

- Không có Kế hoạch tổ chức cho trẻ lao động toàn diện các mặt : 1. Lao động chăm sóc thiên nhiên 2. lao động tự phục vụ trong sinh hoạt 3. lao động chăm sóc trường lớp (trẻ 5 tuổi).


- Trên thực tế GV chỉ chú trọng lao động tự phục vụ.


Kế hoạch giáo dục:

- Trong kế hoạch vẫn viết nhiều thứ "Chuyện thường ngày" trong khi đó cái quan trọng nhất, cần cho 1 ngày (hoặc tuần) thì lại không có ghi chú .


- Nhầm lẫn giữa nội dung giáo dục và hoạt động (một nội dung giáo dục có thể được chuyển tải bằng nhiều hoạt động mà giáo viên xây dựng nên những giáo án).


- Tên gọi dễ gây hiểu lầm: tên lớp 19-24, 25-36 tháng (cơm nát,cơm thường...), HỌC( hoạt động chung), hoạt động CHƠI ( hoạt động góc), kế hoạch vui chơi (kế hoạch tổ chức hoạt động chơi), luyện tập có chủ đích (?).


Ứng dụng công nghệ thông tin :
- Sử dụng CNTT chưa nhằm vào việc tăng cường hiệu quả giáo dục mà nhằm vào trình diễn "Khả năng sử dụng" của giáo viên. Ví dụ: lạm dụng Giáo án điện tử, trò chơi trên máy tính.


- GV phải luôn nhớ rằng cách học của trẻ nhỏ thông qua việc tương tác với đồ vậtè học qua trải nghiệm trực tiếp bằng các giác quan.


Hoạt động ngoài trời :

Mục đích chính là:
+ Tăng cường vận động : vận động tự do với đồ chơi ngoài trời, trò chơi vận động có luật, luyện tập vận động cơ bản.


+ Quan sát: Giáo viên chưa quan tâm tổ chức cho trẻ quan sát mà lại có khuynh hướng tổ chức các trò chơi tĩnh: bán hàng, dân gian....


Trang thiết bị :

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa phù hợp với việc đổi mới giáo dục. Đặc biệt việc trang thiết bị ngoài trời


- Việc bê tông hóa sân chơi đã hạn chế việc tích cực vận động cho trẻ.


- Cần linh hoạt, biết tận dụng những phương tiện, điều kiện sẵn có, dễ kiếm trong lớp/trường vào các hoạt động khác nhau. Không cần làm đồ chơi, học cụ cho mỗi hoạt động.


- Sử dụng nguyên vật liệu "Mở": Hiểu sai khái niệm "nguyên vật liệu mở" (đồng nhất với nguyên liệu thải bỏ), từ đó sử dụng chưa đúng mục đích của nó ( khai thác ý tưởng giáo dục một cách sáng tạo, tái sử dụng bảo vệ môi trường chứ không nhằm sản xuất đồ chơi.


- Giáo viên chưa thật sự tin vào khả năng của trẻ trong việc tự làm đồ dùng đồ chơi (sợ trẻ làm hỏng, xấu) nên còn làm thay trẻ quá nhiều.


Tổ chức hoạt động giáo dục:

- Tổ chức trẻ hoạt động nhóm: chưa dạy kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ. Giáo viên mới thực hiện việc chia trẻ ra thành từng nhóm rồi giao nhiệm vụ chung cho nhóm.


- Chưa chú ý giáo dục kỹ năng sống trong mọi thời điểm giáo dục.


Ví dụ: Giờ học cần dạy trẻ chú ý nghe người khác nói, nghe để nhớ thông tin, ngồi cách nhau 1 khoảng, không chen lấn, không tranh giành lấy dụng cụ, không che lấp bạn, xếp hàng,điều chỉnh âm thanh lời nói...


- Các hoạt động làm quen chữ viết còn đơn điệu (giờ học, góc chữ viết) thường tập trung vào một số hoạt động quen thuộc như: nhận biết 29 chữ cái, đồ, sao chép chữ. Nên tăng cường các hoạt động như:


ü Viết cho trẻ xem những mô tả, lời kể của trẻ.
ü Sáng tạo chữ viết qua trò chơi: "viết" thư cho người thân, "viết" thiệp chúc mừng, hóa đơn, lời nhắn...
ü So sánh chữ cái , chữ , từ .
ü Tìm chữ giống nhau trong một bài thơ, hát...
ü Tìm các từ được bắt đầu bằng một chữ cái nào đấy.
ü Tưởng tượng chữ cái .
ü Thêm nét để thành chữ cái mới.
ü Giải mã- đọc các ký hiệu trong cuộc sống
ü Viết-Đọc chuyện trẻ sáng tác
ü Viết lại chuyện trẻ kể sau đó đọc lại .
ü Đọc những ghi chú nhỏ cho cá nhân trẻ.


Chuyên đề giáo dục :
- Chuyên đề "Đổi mới tổ chức bữa ăn": chưa hiểu đầy đủ về quan điểm (tại sao cần thay đổi), nội dung (làm gì, không cần làm gì). Từ đó đổi mới chưa toàn diện . Vẫn còn tình trạng ép ăn, bạo hành trong giờ ăn.


- Chuyên đề "Đổi mới đánh giá hoạt động giáo dục": chưa hiểu mục đích chính là đánh giá khách quan, có thông tin 2 chiều, đánh giá toàn diện các hoạt động.Quan trọng nhất là người đánh giá cần nắm vững chương trình.


- Người quản lý hầu như chưa đánh giá giáo viên tổ chức hoạt động chơi.


3. Về một số vấn đề mà cơ sở còn nhiều thắc mắc về chương trình mới:
a) Giờ học:

- Giờ học vẫn là hình thức quan trọng để chuyển tải một số kỹ năng, kiến thức cần thiết của chương trình. Giờ học có thể nằm trong hoạt động khám phá chủ đề, nhưng cũng có thể không liên quan đến chủ đề.


- Bên cạnh đó, giờ học rất linh hoạt, không gọi tên là hoạt động chung, có thể thực hiện với cả lớp, nửa lớp, 1 nhóm nhỏ và không cố định thời gian, thời điểm trong ngày.


- Tổ chức, phương pháp giờ học cần dựa trên quan điểm đổi mới (học có ý nghĩa, học sáng tạo, học chủ động-tích cực...) và đặc thù cách học của trẻ mầm non (học bằng thực hành trực tiếp, trò chơi, giác quan...).


- Giờ học có thể tích hợp hoặc theo từng kỹ năng, lĩnh vực như âm nhạc, tạo hình, toán... giờ học không nhất thiết phải theo các bước, hệ thống tuần tự.


- Giờ học không theo phương pháp bộ môn một cách cứng nhắc, nhưng phải tuân thủ một số đặc điểm phát triển của trẻ, đặc thù của từng môn như tạo hình, âm nhạc, ngôn ngữ....


- Giờ học thường có mục tiêu cung cấp một số kỹ năng, kiến thức mới. Tuy nhiên vẫn có những giờ học luyện tập những nội dung đã học trước đó.


- Trong giờ học, khi cần, có thể dừng để dậy một số kỹ năng sống liên quan đến tổ chức giờ học.


- Hoạt động chơi (trong lớp-ngoài trời) vẫn có mục đích và được tổ chức thực hiện như trước đây và không nhất thiết phải tổ chức theo chủ đề.


- Các góc chơi được thiết kế để:
+ Tổ chức hoạt động chơi
+ Tiếp tục học cá nhân


Do đó, thiết kế góc chơi phải dựa trên sự phát triển trò chơi của trẻ và nội dung trẻ đang học.


b) Lập kế hoạch giáo dục:

- Việc lập KHGD phải bắt đầu từ nội dung chương trình, không thể từ Chủ đề giáo dục như trước đây. Khám phá chủ đề chỉ là 1 trong những hình thức giáo dục và là 1 phần trong KHGD.
- Hình thức kế hoạch : không quy định.
- Yêu cầu của kế hoạch: không bỏ sót nội dung giáo dục nào của lứa tuổi.
- Nội dung của kế hoạch:
ü Mục tiêu phát triển (cả năm, theo giai đoạn)
ü Nội dung và các hoạt động giáo dục được phân bổ theo thời gian năm học.


c) Các bước lập kế hoạch:

- Liệt kê các nội dung giáo dục của lớp.
- Phân phối nội dung giáo dục vào từng hình thức giáo dục phù hợp.
- Xếp các nội dung giáo dục vào từng thời gian phù hợp (tháng- tuần). Có thể không cần kế hoạch ngày.


4. Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện chương trình:

- Kiểm soát để không bỏ sót nội dung giáo dục nào của chương trình cho từng lứa tuổi.


- Không suy nghĩ cực đoan: "Xây dựng KHGD theo chủ đề" hay " xây dựng KHGD theo môn học"


- Phải lập kế hoạch hướng dẫn hoạt động vui chơi của trẻ một cách toàn diện bao gồm:
+ Trong lớp-ngoài trời
+ Các loại trò chơi: sáng tạo, trò chơi có luật
+ Các biện pháp tác động giúp trò chơi phát triển: xây dựng môi trường đồ chơi-nguyên vật liệu, chơi tâp, mở rộng vốn sống, tham gia chơi với trẻ....
+ Ban giám hiệu tham gia vào thảo luận và lập kế hoạch với giáo viên (năm-tháng).


- Khi lập kế hoạch bằng phần mềm Mindmanager, chú ý truy xuất sang dạng word để sử dụng linh hoạt, đề phòng trường hợp rớt mạng, giáo viên vẫn có thể sử dụng được.


- Khi lên kế hoạch các hoạt động cần tính đến sự kiện của tháng nhưng tổ chức phải hướng đến mục tiêu phát triển trên trẻ và phải đảm bảo sự kiện nhiều trẻ quan tâm (sự kiện phát sinh từ trẻ).

 

Theo PHÒNG GD MẦM NON TP.HCM

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Từ 1/9: Hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mầm non 5 tuổi (5/8)
 Đề án Phổ cập Giáo dục mầm non: Còn nhiều vướng mắc trong quản lý (4/8)
 Chế độ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo: Một quyết định có ý nghĩa (3/8)
 Phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi: Những tín hiệu vui (2/8)
 Thiếu trường hay thiếu sự quan tâm? Bài 3: Hôm nay vẫn chưa muộn! (1/8)
 Thiếu trường hay thiếu sự quan tâm? Bài 2: Thừa quỹ đất, thiếu trường học (29/7)
 Thiếu trường hay thiếu sự quan tâm? Bài 1: Khốn khổ xin học mầm non (28/7)
 Phía sau nhà trẻ tư (27/7)
 Bao giờ hết cảnh trắng đêm xếp hàng xin học mầm non? (26/7)
 Lớp học ngày càng quá tải (25/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i