Mặc dù mật ong là một thực phẩm tự nhiên thơm ngon, nhưng nó không phải là thức ăn cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi vì có thể gây ra nguy cơ ngộ độc trầm trọng.
Tại Mỹ, các sản phẩm mật ong nhất định đều được gắn trên nhãn mác các khuyến cáo đặc biệt này mặc dù lý do tại sao trẻ sơ sinh lại không nên ăn mật ong thì các nhà sản xuất không viết ra chia sẻ với người mua.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay vẫn có một số nhãn hiệu kinh doanh và sản xuất mật ong vẫn không khuyến cáo trẻ sơ sinh không nên ăn bất kỳ sản phẩm mật ong nào và cũng không nói rõ trẻ sơ sinh có thể bị ngộ độc mật ong và có thể dẫn đến tử vong.
Được biết, những độc tố Botulinum được tìm thấy nhiều trong tự nhiên và có thể xuất hiện trong nhiều chất ngọt khác cũng như trong mật ong là thủ phạm chính khiến trẻ em dưới một tuổi phải cảnh giác cao độ và nói không với chúng.
Trẻ sơ sinh chưa có một hệ thống tiêu hóa hoàn toàn trưởng thành như người lớn nên dễ bị ngộ độc thực phẩm. Trong khi mật ong không chứa các bào tử, nó có thể chứa nhiều botulinum hơn hẳn so với một số thực phẩm khác. Do đó các bậc cha mẹ được khuyến cáo tránh sử dụng mật ong cho trẻ sơ sinh trừ khi nó đã được khử trùng. Nhưng mật ong được khử trùng cực hiếm, vì thế cha mẹ cần phải thận trọng về thực phẩm chế biến có chứa mật ong và luôn cẩn thận kiểm tra nhãn thành phẩm.
Cha mẹ trẻ cũng nên tránh cho trẻ ăn chế độ ăn quá ngọt khi chúng còn là đứa trẻ sơ sinh bởi vì cho trẻ ăn quá nhiều đường sẽ khiến bé không khỏe mạnh và mắc nhiều bệnh tật trong cuộc sống sau này.
Trẻ sơ sinh bị ngộ độc botulinum có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm. Do đó, cha mẹ trẻ nên nhận ra những dấu hiệu của ngộ độc này vì chúng thường bắt đầu với triệu chứng táo bón.
Nếu một em bé sơ sinh bị ngộ độc Botulinum trong mật ong cũng sẽ gây thiệt hại hệ thống thần kinh và làm yếu cơ. Khi bị yếu cơ, trẻ sơ sinh bị ngộ độc sẽ khóc nhiều hơn, cơ thể yếu ớt, ăn khó khăn, thờ ơ với mọi thứ.
Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị ngộ độc Botulinum cao nhất trong 6 tháng đầu đời. Cha mẹ cần phải lưu ý bất kỳ sự thay đổi nào trong sức khỏe hoặc hành vi của trẻ. Bên cạnh đó, cần phòng ngừa để trẻ tránh tiếp xúc với các chất gây ngộ độc.
Theo afamily