Khi bé qua tuổi bú sữa mẹ và ăn dặm, bé cần thu nạp dinh dưỡng từ ngũ cốc, rau xanh, thịt cá, hoa quả... Sự đa dạng của thực phẩm đem đến cho bé sự ngon miệng, thích thú song không phải tất cả thực phẩm đều an toàn cho bé.
Bé từ 12-24 tháng tuổi
- Sữa ít béo: Phần lớn trẻ nhỏ cần chất béo và calo trong sữa nguyên chất cho sự phát triển thể chất và tinh thần của mình. Khi bé được 2 tuổi, bạn mới cho bé uống sữa ít béo nếu bạn thích. Tuy nhiên, đối với trẻ thuộc nhóm có nguy cơ bị béo phì hoặc tiểu đường thì uống sữa ít béo theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
- Cảnh giác với những thực phẩm gây hóc:
Đối với rau xanh như cà rốt, các loại đậu cần nghiền nhừ hoặc cắt lát, cắt nhỏ khi chế biến. Đối với nho, cà chua, dâu tây... cần cắt thành 4 phần. Tương tự như vậy, thịt và cá cũng nên cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn.
Lạc, ngô, kẹo rắn... và những loại hoa quả khô, có hạt cũng cần được cha mẹ chú ý mỗi khi cho trẻ ăn.
Đối với những thực phẩm dính và mềm như kẹo cao su, kẹo dẻo... có thể vướng vào cổ họng gây nghẹn.
Tránh gây hóc cha mẹ cần chú ý một số điều nữa: Không được để trẻ ăn uống khi đang ngồi trong xe. Nếu bé có dùng nẹp răng thì cần để ý tới bé kĩ hơn khi cho bé ăn vì chúng có thể tuột ra và bé nuốt chúng.
Cần chú ý khi cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây hóc
Đối với bé từ 2-3 tuổi
Ở tuổi này, bé có thể tự ăn nhưng để chắc chắn bé không bị hóc, bạn nên quan sát bé. Không nên cho con ăn khi đang đi bộ, đang xem TV hoặc làm bất cứ việc gì ảnh hưởng tới bữa ăn.
Bé từ 3 tuổi trở lên
Bạn vẫn cần cắt thực phẩm thành những miếng nhỏ, bỏ hạt đặc biệt là những thực phẩm như nho. Xúc xích cần cắt đầu, bóc vỏ trước khi đưa cho bé ăn. Hạn chế cho bé tự ăn ngô, lạc, kẹo cao su...
Cẩn thận những thực phẩm dễ gây dị ứng
Trứng, sữa, lạc, bột mì, đậu nành, dầu dừa, cá, động vật nhuyễn thể... dễ gây dị ứng cho bé. Mỗi lần cho bé thử những món mới, chỉ nên cho bé ăn vừa phải, không ăn quá nhiều.
Theo afamily