Tâm lý
   Rèn kỹ năng đàm phán cho con
 

Tin năm nay chín tuổi. Tin rất yêu động vật, mơ ước có được một ngôi nhà bé xíu và ấm cúng cho một chú thỏ trắng muốt.

Còn nửa năm nữa mới tới sinh nhật, nhưng Tin đã bắt đầu "đề xuất" món quà với mẹ. Mẹ không từ chối, nhưng chưa đồng ý ngay. Mẹ bảo: "Nếu Tin tìm được một chú thỏ nào mà tự chăm sóc được bản thân thì mẹ sẽ cho phép nuôi". Việc này là không thể, vì Tin đã chín tuổi mà còn phải nhờ mẹ giúp rất nhiều việc.

Mong muốn có một chú thỏ đã làm Tin suy nghĩ: Nếu mình nuôi một con thỏ, mẹ phải dọn chuồng, phải vệ sinh cho nó hằng ngày. Vậy là mẹ nuôi thỏ hay Tin nuôi? Suy nghĩ, Tin thấy tội nghiệp mẹ. Muốn có thỏ để chơi chỉ có một cách là mình phải chăm sóc thỏ, mà muốn thuyết phục mẹ đồng ý chỉ có cách chứng minh với mẹ là mình có thể tự chăm sóc được bản thân.

Vậy là Tin bắt đầu "chiến dịch" tự lập. Trong một thời gian ngắn, Tin đã tự dọn dẹp phòng, tự giác tắm rửa mỗi buổi đi học về, thậm chí còn tự chà đôi giày đi học trắng tinh.

Vì muốn đạt được ước nguyện có một chú thỏ, thay vì kỳ kèo với mẹ, Tin đã chứng minh mình có thể đảm đương vai trò "làm chủ" chú thỏ. Tin không chỉ nghĩ đến mình mà còn nghĩ đến mẹ. Cuối cùng, Tin đã có được món quà sinh nhật hằng ao ước.

Nhiều bố mẹ có con tuổi teen bây giờ đang rất bối rối với thái độ bất hợp tác của con. Dùng roi vọt hầu như không còn tác dụng, bởi chúng nó thừa hiểu "mình đau ít mà bố mẹ đau nhiều hơn". Các hình phạt cũng không giúp cải thiện tình hình, không cho ăn cơm thì nhịn, chúng nó đâu thèm ăn; không cho đi chơi thì ngồi nhà và vào mạng chat... Phải làm gì với những đứa trẻ ở tuổi "nổi loạn" này? Phải chăng, bố mẹ và con đều đang thiếu khả năng đàm phán? Nhiều ông bố bà mẹ tự hỏi: "Tại sao lại phải đàm phán với chúng, mình làm bố làm mẹ, mình có quyền bắt chúng nó làm theo ý mình chứ?"...

Ảnh: Internet

Một trong những kỹ năng quan trọng của đứa trẻ là khả năng thuyết phục người khác; đặc biệt là thuyết phục bố mẹ để đạt được ước muốn của mình và làm cho mối quan hệ trong gia đình vui vẻ, hòa thuận. Để có được khả năng này, trẻ cần có sự hỗ trợ của bố mẹ ngay từ khi còn nhỏ.

Nhiều bố mẹ khi nói chuyện với con, chỉ biết giao trách nhiệm mà không giải thích với trẻ về quyền lợi của mình. Vì vậy, trẻ luôn cảm giác mình bị thiệt thòi, nghĩa vụ của mình quá nặng nề mà mình chẳng được hưởng "thành quả lao động". Trẻ sẽ không có nhiều hứng thú thực hiện những gì bố mẹ dặn dò, mặc dù đó là những việc của mình mà không ai thay thế được.

Để trẻ có khả năng đàm phán, ta phải tập cho trẻ biết nghĩ đến người khác. Nếu trẻ chỉ ích kỷ, biết mình mà không biết người khác thì không đủ sức thuyết phục người khác và rất khó thành công. Không dạy cho trẻ quá so đo, tính toán, nhưng bố mẹ nên phân tích cho con hiểu, phải nghĩ đến quyền lợi của mình và của người khác. Với một suy nghĩ "cả hai cùng có lợi", trẻ sẽ tự nhận thấy sự công bằng và không thấy mình bị ép buộc.

Để có được khả năng thuyết phục, trẻ cần có sự hỗ trợ của bố mẹ và những người xung quanh. Người lớn không nên đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ một cách dễ dàng, nhưng cũng không nên áp đặt và phủ nhận mọi sáng kiến của trẻ. Trẻ phải có cơ hội thử thách, phải có lòng kiên nhẫn và mong muốn đạt được mục đích của mình.

Khi trẻ đòi quyền lợi, muốn cha mẹ đáp ứng những yêu cầu của mình, cần phân tích cho trẻ hiểu bố mẹ cũng có những "thỏa hiệp". Nếu con muốn đi chơi với bạn, con phải chứng minh rằng việc đi chơi là cần thiết và an toàn; con làm xong những việc cần làm và việc đi chơi của con không ảnh hưởng đến việc học. Không thể đàm phán qua những lời hứa, mà qua hành động. Tạo cho trẻ một thói quen không năn nỉ, không vòi vĩnh. Phải chứng minh rằng con hiểu nhu cầu của mình và có trách nhiệm khi được đáp ứng nhu cầu đó. Đừng bao giờ đáp ứng nhu cầu của con vô điều kiện. Hãy tạo cơ hội cho trẻ phát huy khả năng thuyết phục của mình.

Cần tạo cho trẻ nhận biết bản thân, biết mình cần gì và phải biết làm sao để đạt được mong muốn đó. Bên cạnh đó, tập cho trẻ nghĩ về những mong đợi của bố mẹ, những đóng góp và cả sự hy sinh của người khác cho mình. Quan trọng nhất là trẻ biết cân bằng cả hai, như vậy trẻ sẽ quyết định phải làm gì để thuyết phục người khác.

Minh Huệ (Chuyên viên tư vấn tâm lý)
Theo PN

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cách dạy con của dâu Tây (12/1)
 Giúp trẻ tập trung tốt ở nhà (12/1)
 Trí tò mò nuôi dưỡng niềm đam mê (12/1)
 Giúp con thành người giỏi giang - Phần 1 (11/1)
 Hiểu tính con bạn (11/1)
 Giúp con vượt qua stress (11/1)
 Dạy con chia sẻ việc nhà (11/1)
 Để cha mẹ giúp con học tốt ngoại ngữ (10/1)
 10 tiêu chí để đánh giá một bảo mẫu tốt (10/1)
 Con đòi dùng tiền, làm thế nào để quản lý? (10/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i