Mang thai và sinh đẻ
   Basedow và thai nghén
 

Hỏi: Tôi bị bệnh bướu cường giáp (trong y khoa còn gọi là basedow) và đã điều trị dược 6 năm tại BV Hoà Hảo TP.HCM nhưng vẫn không khỏi.

Vì điều kiện cá nhân hiện nay tôi đang điều trị tại BV TT Ung bướu (TP.HCM). Bác sỹ cho tôi uống: Tapazol (methimazole 5mg): 3vien/ngay, Levothyrox 50mg: 1vien/ngay, Cách 1 tháng thì tái khám 1 lần. Nhưng hiện nay cổ tôi ngày một to ra, mặc dù tôi không ăn muối  iod & các thực phẩm biển như lời BS dặn. Hiện mỗi ngày tôi đều cảm thấy  rất lo lắng là không biết bệnh của tôi có chữa trị được không bởi vì tôi đã điều trị với một thời gian quá dài rồi. Và nhờ TT  hướng dẫn cho tôi địa chỉ Bác sỹ (bệnh viện) nào chuyên trị căn bệnh của tôi để tôi theo điều trị cho đúng cũng như những lời khuyên cho tôi.

Tôi mới lập gia đình , tôi có thể có con được không? Rất cảm ơn & chờ sự phản hồi sớm. (Nguyễn Thanh Hiền - TPHCM)

- BS Đào Xuân Dũng (Chuyên khoa II, Sản phụ khoa): Phụ nữ bị cường năng tuyến giáp (còn gọi là bệnh Graves hay Basedow) thường có kinh ít hay vô kinh; ngay cả với cường năng tuyến giáp nhẹ cũng có thể làm cho người phụ nữ khó có thai; cường năng tuyến giáp càng nặng thì khả năng vô sinh càng lớn.

Bệnh cường tuyến giáp nếu được kiểm soát tốt thì thai cũng có tiên lượng tốt nhưng cần đề phòng 3 nguy cơ cho thai: tăng tỷ lệ thai chết lưu do đó cần theo dõi đánh giá tình trạng thai trong 3 tháng cuối – thai bị ngạt sau đẻ do bướu tuyến giáp của thai chèn ép đường thở - tuy hiếm nhưng đầu thai có thể khó lọt khi chuyển dạ và cần phải mổ.

Phụ nữ bị bệnh mà mang thai cần được thầy thuốc chuyên khoa nội tiết và thầy thuốc sản khoa phối hợp theo dõi. Nếu có nghi ngờ  về kết quả điều trị ở nơi đang chữa thì có thể đến các cơ sở y tế ở tuyến trên; ở Hà Nội có bệnh viện nội tiết  là tuyến cao nhất của chuyên khoa này (phố Thái Thịnh).

Việc điều trị cường năng tuyến giáp có nhiều phương pháp nhưng phương pháp nào tốt nhất còn phụ thuộc vào tuổi, điều kiện thể chất của bệnh nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh. 

Iốt đồng vị phóng xạ: thường dùng phổ biến nhất ở Mỹ; uống iốt đồng vị phóng xạ và được tuyến giáp hấp thụ, làm cho tuyến nhỏ lại và các triệu chứng giảm đi, thường phải mất 2-3 tháng. Phương pháp điều trị làm chậm hoạt động của tuyến giáp nên cần uống thuốc hàng ngày để thay thế thyroxine.

Thuốc chống tuyến giáp: làm giảm dần các triệu chứng cường giáp bằng cách ngăn cản tuyến giáp  tiết ra quá nhiều hormon. Những thuốc đó bao gồm methimazole (Tapazole). Sau 6-8 tuần điều trị, các triệu chứng giảm đi nhưng vẫn cần điều trị cho tới 1 năm hoặc lâu hơn. Với một số người, thuốc có thể làm hết lâu dài các triệu chứng nhưng nhiều người khác lại có thể có tái phát.

Thuốc chẹn bêta: thường dùng để điều trị cao huyết áp nhưng, tuy không làm giảm được nồng độ hormon tuyến giáp nhưng lại có thể làm giảm nhịp tim và giúp phòng tránh trống ngực, vì thế vẫn được thầy thuốc kê đơn.

Mổ cắt bỏ tuyến giáp: nếu không thể dung nạp được các thuốc chống giáp trạng  và không muốn dùng liệu pháp iốt đồng vị phóng xạ. Đây là sự lựa chọn chỉ dành cho một số người. Trong can thiệp ngoại khoa với cường năng tuyến giáp, phần lớn tuyến giáp được cắt bỏ và can thiệp này có nguy cơ gây tổn thương cho dây thanh đới và tuyến cận giáp trạng (4 tuyến nhỏ nằm ở phía sau tuyến giáp để kiểm soát nồng độ canxi trong máu). Ngoài ra, còn cần điều trị cả đời với levothyroxine để cung cấp cho cơ thể một lượng bình thường hormon tuyến giáp. Nếu cả tuyến cận giáp trạng cũng bị cắt thì cần dùng thuốc để giữ cho nồng độ canxi trong máu luôn ở mức bình thường. 

Cuối cùng, 3 điều cần nhớ với người có bệnh về tuyến giáp trạng:

- Cần biết thế nào là các triệu chứng và dấu hiệu của cường và thiểu năng tuyến giáp trạng; nói với thầy thuốc nếu thấy khó chịu, quan sát xem cổ có to ra không.

- Cần dùng thuốc thường xuyên nếu được chỉ định thuốc, hàng ngày, đúng giờ, không nên thay đổi thuốc.

- Theo dõi trạng thái cơ thể, cần được kiểm tra nồng độ TSH và T4 để xem có trong giới hạn bình thường khụng.

Tuổi Trẻ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 10 thay đổi khi có thai và sinh đẻ (20/3)
 Phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai (14/3)
 Hải sản trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai: ăn gì, ăn như thế nào? (14/3)
 Phụ nữ mang thai có nên dùng nhân sâm? (14/3)
 Canxi giúp giảm các biến chứng khi mang thai (14/3)
 Quá kiêng cữ sau khi sinh chưa hẳn là tốt (10/3)
 Đừng xem thường chóng mặt ở thai phụ (3/3)
 Phụ nữ mang thai có nên dùng thuốc bổ Đông y? (3/3)
 Lập kế hoạch cho thời kỳ mang thai. (28/2)
 Khi mang thai nên kiểm tra bệnh tiểu đường (27/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i