Xã hội
   Quảng Ninh: Điểm vui chơi cho thiếu nhi vừa thiếu, vừa yếu
 

Ảnh minh họa
Năm nào cũng vậy, mỗi khi hè về, vấn đề sân chơi cho thanh thiếu nhi (TTN) lại được nhiều người quan tâm hơn. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay, hầu hết các điểm vui chơi dành cho thiếu nhi còn rất thiếu và yếu, không đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của các em.

Thực tế này không chỉ diễn ra ở các vùng nông thôn, miền núi mà ngay khu vực trung tâm như TP Hạ Long tình hình cũng chẳng khá hơn.

Cung Văn hóa thiếu nhi tỉnh (TP Hạ Long), vẫn được đánh giá là một trong những điểm vui chơi dành riêng cho thiếu nhi lớn nhất tỉnh. Ngày thường ở Cung đã luôn trong tình trạng quá tải, mỗi dịp hè về thì lại càng quá tải hơn. Có mặt tại Cung những ngày đầu hè này, chúng tôi có dịp chứng kiến rất đông các bậc phụ huynh đến đăng ký tham gia các lớp năng khiếu hè cho con em mình.

Chị Đỗ Thị Quỳnh Lan, một phụ huynh đang đợi đăng ký học hè cho con tại đây cho biết: "Nếu không đăng ký được cho con vào học các lớp năng khiếu hè ở Cung, quả thật tôi không biết gửi con vào đâu, vì trên địa bàn thành phố hiện nay thật khó để tìm được chỗ vui chơi cho các cháu".

Theo chị Đỗ Thị Kim Oanh, cán bộ phụ trách công tác Đội và quản lý các lớp năng khiếu của Cung, hàng năm mỗi dịp hè về có khoảng trên 1.000 thiếu nhi đến đăng ký học các lớp năng khiếu tại Cung. Hè năm nay mới đến thời điểm này đã có rất đông phụ huynh đăng ký học cho con, nếu theo đà này có khả năng số lượng sẽ đông hơn nhiều so với những năm trước. Hiện cơ sở vật chất của Cung có khoảng 10 phòng học, với trên 30 lớp năng khiếu gồm múa, hát, nhạc, họa, võ thuật và khoảng hơn 10 lớp dạy bơi lội... Nếu lượng học sinh tăng lên thì khả năng của Cung khó mà đáp ứng được.

Trong khuôn viên của Cung còn có một điểm vui chơi dành cho thiếu nhi do tư nhân đầu tư, gồm một số trò chơi như nhà banh, đu quay, tô tượng... nhưng khá đơn điệu. Những trò chơi này chỉ thu hút được một số ít các cháu đến chơi. Qua tìm hiểu được biết, nhiều phụ huynh chỉ có thể đưa trẻ đến các khu vui chơi vào buổi tối, vì ban ngày họ phải làm việc. Do vậy, hầu hết thời gian còn lại trong ngày hè, trẻ em thành phố được gửi đến những lớp học thêm hoặc những nhà giữ trẻ tư nhân...

Không riêng ở Cung Văn hóa thiếu nhi tỉnh, ở TP Hạ Long mà tình trạng thiếu sân chơi cho trẻ em còn diễn ra ở nhiều huyện, thị xã, thành phố. Mặc dù hiện nay hầu hết các địa phương trong tỉnh đều có nhà văn hóa, nhiều nhà văn hóa tuy được xây dựng khang trang, nhưng sau khi khánh thành phần nhiều trong số đó đã không phát huy được hiệu quả.

Thậm chí, nhiều điểm vui chơi dành cho trẻ em bị biến thành các điểm phục vụ nhu cầu giải trí của người lớn như mở quán bia, phòng tập thể dục thẩm mỹ; một số điểm vui chơi cấp xã bị biến thành nơi phơi thóc, lúa, chăn thả súc vật... Một số điểm vui chơi luôn trong tình trạng "kín cổng, cao tường", các thiết bị phục vụ vui chơi được đầu tư bị để dãi nắng, dầm mưa, trong khi đó trẻ em lại rất cần một nơi rộng rãi để chơi đảm bảo, an toàn và gần khu dân cư.

Chính vì vậy trong những ngày hè không ít trẻ em đã chọn lòng đường, quán internet làm nơi vui chơi, giải trí vì không còn lựa chọn nào khác. Nguy hiểm hơn là tình trạng nhiều em tụ tập chơi đá bóng ngay giữa lòng đường, hay rủ nhau ra biển, sông ngòi để tắm... Điều này thật không an toàn cho trẻ.

Theo báo cáo kết quả đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng các điểm vui chơi cho trẻ em của Sở LĐ-TB&XH, đến nay, toàn tỉnh có 12/14 huyện, thị xã, thành phố có trung tâm vui chơi cho thanh thiếu nhi; 161/186 xã, phường, thị trấn có điểm vui chơi trẻ em (đạt 86,6%). Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ vui chơi, học tập ở các trung tâm này tuy đã được đầu tư nhưng vẫn rất nghèo nàn, việc bố trí các điểm vui chơi chưa hợp lý nên không thu hút được nhiều trẻ em tham gia.

Điển hình như ở Đông Triều, 18/21 điểm vui chơi của huyện gắn với các lớp mẫu giáo, đa số có diện tích nhỏ nên khó có thể tổ chức được nhiều hoạt động vui chơi nên mới chỉ thu hút được trẻ em ở bậc học mầm non. Thậm chí, có những điểm vui chơi được bố trí ngay dưới đường dây điện cao thế. Hay như ở Tiên Yên cũng vậy, 10/12 điểm vui chơi ở các xã trong huyện nằm trong khuôn viên của trường học. Do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả sự phối hợp chưa thật tốt giữa nhà trường và các đoàn thể nên khó có thể tổ chức được các hoạt động thu hút trẻ em vào vui chơi.

Có thể thấy rằng, việc đầu tư xây dựng các điểm vui chơi cho thanh thiếu nhi trên địa bàn tỉnh thời gian qua tuy đã được các cấp, các ngành, đoàn thể quan tâm nhưng việc chọn địa điểm chưa hợp lý nên hiện nay nhiều điểm chưa phát huy được hiệu quả... Đây là vấn đề cần sớm được khắc phục để trẻ em có được những điểm vui chơi, giải trí bổ ích, lành mạnh mỗi khi mùa hè đến.

Theo Báo DCSVN

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giảm thiểu lao động trẻ em: Nỗi lo của người lớn (14/6)
 Hai doanh nghiệp sản xuất đồ chơi được chứng nhận hợp quy (14/6)
 Học ngoại ngữ từ lớp 3: Khó khả thi (11/6)
 Dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà: Nghề “hot” (11/6)
 Chớ coi thường (11/6)
 Lo thiếu giáo viên tiểu học (11/6)
 1,5 tỷ USD cho chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em (10/6)
 Giành lại cuộc sống trẻ thơ (10/6)
 Cụ bà 96 tuổi xếp hàng tám ngày xin học cho cháu (10/6)
 50% trẻ em làm việc trong môi trường không tốt (10/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i