Xã hội
   Nhà văn hóa nông thôn: Thiếu chỗ cho trẻ em
 

Thiếu sân chơi, Khánh và các bạn chỉ quanh quẩn bên gốc đa đầu làng Ảnh: Thắng Văn
Khi đời sống được nâng lên, tại nhiều vùng nông thôn đã mọc lên những nhà văn hóa làm nơi hội họp, giao lưu cho các tầng lớp nhân dân.Mục đích thì đã rõ, song hiện nay, hầu hết các nhà văn hóa chỉ là nơi giao lưu, giải trí cho... người lớn, trong khi chỗ chơi dành cho trẻ em ít được quan tâm.

Góc sân và đường cái
Đó là chỗ vui chơi thường xuyên nhất của trẻ em thôn Hạ Hiệp, xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ. Dưới cái nắng chói chang của mùa hè, lũ trẻ lang thang khắp các xó xỉnh; đứa chạy ra đường cái, nhóm tụ tập dưới cây, nhóm nghịch bên đống cát sỏi, nhóm chơi trên sân thóc... Dưới gốc đa cổ thụ, em Đỗ Văn Khánh, học sinh lớp 5 cùng một nhóm bạn đang lúi húi xếp gạch thành hình ngôi nhà, tường thành... Khánh cho biết đây là chỗ chơi thường ngày của bọn em, khi thì bắn bi, nhảy dây hay đá bóng.

Trong khi đó, nhà văn hóa cụm 7, thôn Hạ Hiệp thì đóng cửa im lìm. Nhà văn hóa được xây dựng dựa trên nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân cùng đóng góp, mỗi khẩu góp 25.000 đồng. Tuy mới được đưa vào sử dụng nhưng chủ yếu được dùng làm nơi hội họp của khối dân cư cụm, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi... Sân nhà văn hóa được kẻ làm chỗ cho các cụ đánh cầu lông. Chị Vương Thị Lan, một người dân cạnh nhà văn hóa cho biết: "Trong nhà văn hóa không có chỗ chơi cho trẻ con. Chúng tôi sợ lũ trẻ vào phá phách hết". Chị Lan cũng cho biết ở Hạ Hiệp đã xảy ra nhiều vụ trẻ em bị ngã xuống ao hồ, chết đuối hay bị tai nạn.

Một giáo viên trường mầm non xã Liên Hiệp cho biết thêm: "Do các nhà văn hóa hẹp, thiếu sân chơi nên ngoài giờ lên lớp, các cháu thường chỉ dẫn nhau ra đường cái, không có người quản lý nên dẫn đến nhiều tai nạn đáng tiếc. Năm ngoái có trường hợp hai anh em dắt nhau đi chơi, đứa em hai tuổi rưỡi rơi xuống ao bên cạnh đường, chết đuối. Mới đây, vào tháng 4/2010 cũng xảy ra một chuyện đau lòng. Bé Đỗ Minh Phụng, 2 tuổi chơi ở nhà bị ngã xuống bể nước chết đuối. Ông Từ Tất Tuấn, Chủ tịch UBND xã Liên Hiệp cho biết: Toàn xã đã xây dựng được 6/10 nhà văn hóa ở các cụm nhưng hầu hết các nhà văn hóa đều nhỏ, thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật, 100% nhà văn hóa không có sách, báo, tivi... Ông Tuấn cũng thừa nhận, việc bố trí chỗ chơi cho trẻ em còn hạn chế.

Cần cho trẻ một chỗ chơi
Tình trạng không có sân chơi cho trẻ em ở xã Liên Hiệp không phải là trường hợp cá biệt. Nhiều phụ huynh cho rằng, trong khi xây dựng nhà văn hóa thôn, các địa phương chưa thực sự quan tâm đến đối tượng trẻ em. Thực tế có một số nơi, nhà văn đã trở thành "thiên đường" của trẻ như ở thôn Bình Vọng, xã Văn Bình, huyện Thường Tín. Tại đây, nhà văn hóa thôn có quy hoạch thư viện cho trẻ em đến đọc sách báo, học tập, xem ti vi. Ngoài sân có chỗ cho các em chơi các trò chơi dân gian như nhảy dây, đá cầu, đánh bi hay được các cụ già dạy đánh cờ. Hàng tuần, tại nhà văn hóa thôn, Đoàn thanh niên đều tổ chức giao lưu văn nghệ cho thiếu nhi. Nhờ đó, phong trào thi đua học tập của trẻ em lên rất cao. Ông Lương Văn Tăng, một cán bộ phụ trách nhà văn hóa thôn Bình Vọng chia sẻ: "Trước hết trong quy hoạch xây dựng nhà văn hóa thôn phải xác định rõ phục vụ cho tất cả các đối tượng chứ không chỉ phục vụ cho người lớn mà quên đi lứa tuổi trẻ thơ".

Ông Nguyễn Thạc Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đan Phượng cho biết: Hiện nay trên địa bàn huyện có 60 - 70% thôn có nhà văn hóa nhưng tỷ lệ đạt chuẩn còn rất thấp. Hầu hết các nhà văn hóa chủ yếu chỉ để phục vụ hội họp chứ chưa tạo được sân chơi cho trẻ em. Ngay cả xã Song Phượng, địa phương được chọn xây dựng nông thôn mới của huyện cũng chưa có nhà văn hóa nào đạt chuẩn. Ông Nguyễn Đình Xứng, Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Quốc Oai cũng cho biết: Rõ ràng trẻ em nông thôn đang rất thiếu sân chơi, nguy cơ chết đuối cao hơn cả ở thành phố vì ở thành phố trẻ có tiền đến bể bơi, còn ở nông thôn thì không. Vì vậy, theo ông Xứng, các địa phương khi xây dựng nhà văn hóa cần quy hoạch một góc nhỏ để làm sân chơi cho trẻ em. Đồng thời huy động nguồn vốn xã hội hóa để mua sắm đồ chơi cho trẻ.

Theo ông Lê Thiết Cương, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) cho biết: Việc thiếu sân chơi cho trẻ em ở nhà văn hóa thôn có thể do hai nguyên nhân. Thứ nhất là do trong thiết kế theo quy định của Bộ VHTT&DL chưa có. Thứ hai là trong thiết kế có nhưng khi thực hiện thi công ở cơ sở lại bỏ sót. Ông Cương cũng cho rằng, cần phải quy hoạch sân chơi cho trẻ trong nhà văn hóa để hạn chế những tai nạn đáng tiếc khi trẻ đi chơi ngoài đường, ao hồ. Trong Đề án xây dựng nông thôn mới của Hà Nội mới được UBND TP thông qua mới đây thì toàn TP hiện có 1.793 thôn có nhà văn hóa (chiếm 83%), trong đó mới có 578 nhà văn hóa đạt chuẩn (32%).

Theo KTDT

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Xem nam sinh Trung Quốc thi tuyển làm thầy nuôi dạy trẻ (1/6)
 Nhà thiếu nhi Kiên Gian: Nơi học tập, vui chơi của thiếu nhi (1/6)
 Ngày 1 và 2/6 trẻ em trên toàn quốc được uống Vitamin A miễn phí (1/6)
 Cha mẹ “điên đầu” khi con nghỉ hè (31/5)
 Phụ huynh 'chê' đồ chơi dịp 1/6 (31/5)
 Đăng ký dự tuyển giáo viên năm 2010: Nhiều ứng viên “chui” vào cửa hẹp (31/5)
 “Đêm tối và ánh sáng” - Sách hay cho bà mẹ và cô dạy trẻ (31/5)
 Ôn thi vào lớp 1: Học trước - hại trò, mệt thầy (28/5)
 Anh chi một tỉ bảng cho giáo dục (28/5)
 “Điện ảnh học đường”: Nuôi dưỡng những mầm non nghệ thuật (28/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i