Vui chơi cùng trẻ
   Khuyến khích anh chị em ruột chơi cùng nhau…
 

 

Chơi là một phần quan trọng trong cuộc sống của trẻ, và nên là một phần trong hoạt động hàng ngày, vì trẻ học được những bài học quan trọng qua vui chơi. Nếu bạn là một bậc phụ huynh của nhiều hơn một bé, chúng có thể có lợi từ việc chơi cùng nhau. Dưới đây là một số lời khuyên thực hành và ý tưởng để khuyến khích anh chị em chơi cùng nhau.




Tuổi thơ của trẻ em có một phần lớn phụ thuộc vào việc có một người anh/chị / em lớn hơn hay nhỏ hơn. Nhưng trớ trêu thay khi các anh chị em ruột chơi cùng nhau, không phải bao giờ cũng hòa thuận êm đẹp. Nếu có một khoảng cách lứa tuổi giữa tuổi anh chị em ruột, nghĩa là trẻ đang trải qua sự cạnh tranh ganh đua, hoặc chúng không muốn chơi những trò chơi giống nhau. Do vậy, khuyến khích anh chị em chơi với nhau có thể khó khăn.


Phải thừa nhận rằng, anh chị em ruột không muốn chơi với nhau tất cả thời gian, chúng cũng không có ý định gia tăng lượng thời gian. Thống kê cho thấy anh chị em ruột dễ đi tới sự cãi nhau trung bình 3,5 lần trong một giờ, tương đương gần 10 phút (mặc dù cha mẹ thường cảm giác thời gian các con mình tranh cãi với nhau còn dài hơn thế!)


Các chuyên gia nghiên cứu về hành vi của anh chị em ruột nói rằng: không thể tránh khỏi việc anh chị em ruột rơi vào tình trạng bất đồng ý kiến và tranh cãi với nhau, nhưng đó chỉ là một phần trong cuộc sống của anh chị em ruột. Một khi có sự cân bằng giữa vui chơi thân tình và những xung đột nảy sinh, thì tuổi thơ anh chị em ruột không đơn giản chỉ bao gồm đánh nhau suốt thời gian, các bé sẽ lớn lên mà vẫn lưu giữ những ký ức tốt đẹp về sự gắn bó. Thực tế, nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng những anh chị em ruột không đánh nhau hay không chơi với nhau thuở nhỏ, lớn lên sẽ ít thân thiết và tình cảm, quan hệ không tích cực bằng những anh chị em ruột khi bé tranh cãi, thậm chí đánh nhau nhiều.


Làm thế nào để khuyến khích anh chị em ruột chơi cùng nhau.


Với bất cứ đứa trẻ nào, chơi một mình những trò chơi đơn lẻ và chơi với bạn bè là quan trọng, họ sẽ cố gắng giành tối đa thời gian vào những hoạt động đó hơn là chơi với anh chị em ruột. Tuy nhiên, để thời gian chơi cùng nhau có ích và để giúp hình dung thực tế thời gian chơi của anh chị em ruột, phụ huynh có thể đặt ra một khoảng thời lượng mỗi ngày và tổ chức những hoạt động phụ thuộc vào lứa tuổi con mình để khuyến khích các con chia sẻ thời gian chơi cùng.


Có thể bạn cần giúp trẻ lúc khởi đầu làm quen trò chơi, hay cần gợi ý cách mà theo đó một trò chơi, những đồ chơi hay vai chơi phối hợp hiệu quả cùng các con (đứa lớn tuổi, đứa nhỏ tuổi). Ý tưởng đưa ra có thể giúp làm trẻ thổi bùng lên dự định riêng của mình, truyền cảm hứng xa hơn cho trẻ. Hoặc một dịp nào khác dù không có bố mẹ bên cạnh, bọn trẻ vẫn chủ động rủ nhau chơi.


Những đứa trẻ lớn hơn có thể thất vọng khi em ruột của chúng không biết tuân theo luật lệ trò chơi. Một số trò chơi đóng vai có thể giải quyết vấn đề này. Trò chơi kinh điển nhất của trẻ em là đóng vai nội trợ, tham gia góc bác sĩ y tá hay giả đóng vai trong trường học... cho phép mỗi đứa trẻ đóng một vai ở trình độ hiểu biết riêng của mình, và có thể giúp đem tới cho anh chị em ruột cơ hội có thể chơi cùng theo cách hiệu quả nhất với cả hai.


Khi các con bạn chơi với nhau tốt, củng cố và phát triển ý tưởng là điều bạn nên làm. Tìm cách khuyến khích những hành vi tương tự thế trong tương lai. Nếu bạn để ý con bạn chơi cùng nhau vui vẻ với những thỏa hiệp riêng của chúng, hãy chắc chắn bạn sẽ khen ngợi các con đúng lúc, kịp thời.


Bạn có thể yêu cầu được tham gia cùng, và nếu bạn có một chiếc camera quay tay, hãy chọn những góc đẹp để lưu giữ lại khoảnh khắc đáng nhớ của các con. Bức ảnh có thể được đặt vào trong khung hình nơi chúng có thể thấy, như một lời nhắc nhở thường trực về khoảng thời gian vui vẻ các bé chơi cùng nhau.


Chơi với nhau vui vẻ khiến anh chị em xích lại gần nhau, hiểu nhau và chia sẻ với nhau nhiều hơn, và kết quả đó đáng giá để bạn đẩy mạnh những khoảng thời gian chất lượng giữa các con. Qua thời gian, các con bạn sẽ tự ý thức được sự học hỏi lẫn nhau, tìm được tiếng nói chung và nhận thức giá trị cá nhân, phát triển nhiều kỹ năng xã hội và tình cảm.


Cuối cùng, nếu các chuyên gia hành vi đúng, thì chơi cùng nhau khi còn nhỏ giúp trẻ xây dựng mối quan hệ bền đẹp, tích cực trong tương lai.


Ngọc Mai mamnon.com

 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Để trẻ an toàn khi vui chơi ngoài sân (6/5)
 Có nên cho con chơi súng? (6/5)
 Bé đi chơi mà không hề quấy! (4/5)
 Cẩm nang du lịch ngày hè cùng bé yêu (4/5)
 An toàn khi cả gia đình đi chơi xa (4/5)
 Dạy bơi cho bé 2-3 tháng tuổi (3/5)
 Học và chơi với bé 3 tuổi (28/4)
 Học và chơi với bé dưới 6 tháng tuổi (15/4)
 Mẹ ơi, đi tắm, đi tắm!!! (9/4)
 Trò chơi ngày nóng (7/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i