Xã hội
   Thông tin về trường Tuổi Ngọc - Phường 28 Quận Bình Thạnh!
 

Trong tuần qua, ban biên tập website mầm non đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả với nhiều thông tin khác nhau về bài báo "đi tìm trường dạy trẻ tự kỷ" trên báo phụ nữ online ngày 26.4.2010.

Để cung cấp cho độc giả, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con tự kỷ những thông tin chân thực nhất về cơ sở giáo dục này, ban biên tập website mầm non đã đến trường Tuổi Ngọc vào một ngày đầu tuần sau nghỉ lễ để tìm hiểu thông tin về nhà trường.

Trường Tuổi Ngọc nằm trong hẻm 149 Bình Quới, Phường 28 Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh rông rãi và yên tĩnh.

Sau khi trình bày mục đích muốn tìm hiểu về trường, chúng tôi ngồi dưới sảnh đợi cô Kim Tâm - Chủ trường, dưới sảnh lúc này có ba bé và ba cô đang vận động sau khi ăn xế)

Sau khi biết mục đích của tôi là tìm hiểu về hoạt động của trường, cô Tâm đã đưa chúng tôi đi tham quan trường lớp và các hoạt động của bé. Có tất cả 6 phòng học và 1 phòng tập cho các bé từ 3 đến 14 tuổi. Mỗi phòng học 5-6 bé, mỗi bé được học với một cô với kiến thức, kỹ năng và phương pháp phù hợp với từng bé.

Lên phòng tập, chúng tôi thật sự ngạc nhiên với sự cố gắng và nỗ lực của cả thầy và trò, đối với những trẻ bình thường, những bài tập vận động này không có gì là khó khăn, nhưng đối với những trẻ tự kỷ, để giúp trẻ tập trung chú ý đã là một điều khó chứ chưa nói đến luyện tập các động tác vận động đòi hỏi phải có sự tập trung và chính xác cũng như sự phối hợp giữa tay, chân.v.v...

Sau khi quan sát từng lớp học, từng nhóm học, chúng tôi trở lại văn phòng, ở đây có hệ thống camera theo dõi từng phòng học, phòng tập và từ đây, khi phụ huynh online có thể theo dõi được hoạt động của con ở trường.

Trao đổi thêm về trình độ giáo viên và chương trình học, cô Tâm chia sẻ: Trường có tất cả 17 giáo viên và 10 bảo mẫu, trong đó có 3 giáo viên chuyên ngành giáo dục đặc biệt, 5 giáo viên mầm non và 9 giáo viên thuộc các chuyên ngành tâm lý, giáo dục thể chất, xã hội học..Các cô bảo mẫu đều có trình độ 12/12 và được đào tạo về chăm sóc trẻ tự kỷ cũng như tham gia vào các hoạt động chơi tập của trẻ.

Về chương trình đào tạo được thiết kế riêng cho từng trình độ của bé, các bé có cùng trình độ sẽ được đưa về cùng một nhóm hoạt động chung, sau những buổi học riêng của từng bé, các bé sẽ được tham gia các sinh hoạt chung và các hoạt động phát triển thể chất và rèn kỹ năng: bơi lội, đạp xe đạp, chơi dưới sân chơi dưới sự quản lý của giáo viên mỗi nhóm.

Cô Tâm cũng chia sẻ thêm với chúng tôi: "Khi mở ra trường này, trước hết vì chính đứa con của mình, sau là muốn cùng chia sẻ với những bậc cha mẹ cùng hoàn cảnh. Nhưng nhu cầu thì nhiều mà lực của chúng tôi cũng chỉ tới đó, muốn mở rộng thêm cũng không thể, bởi vì tìm được giáo viên có chuyên môn, có năng lực đã khó, giáo viên chịu ở lại với trường, có tâm huyết và có lòng yêu nghề, yêu trẻ lại càng khó. Những gì em nhìn thấy, đó là kết quả 2 năm lao động không mệt mỏi và sự nỗ lực rất nhiều của các giáo viên trong trường. Những bé được ba mẹ đưa vào đây, một phần là các bé có biểu hiện của hội chứng tự kỷ khá nặng, chính vì vậy không thể ngày một, ngày hai mà chúng ta có thể can thiệp và giúp trẻ tốt lên ngay được. Ngoài ra giáo viên và bảo mẫu ở trường cũng phải học hỏi không ngừng, ngoài năng lực thì kinh nghiệm cũng là một yếu tố quan trọng trong việc giáo dục trẻ, cứ 3 tháng 1 lần chúng tôi lại tổ chức các hoạt nâng cao chuyên môn cho giáo viên và bảo mẫu. Nếu chúng tôi làm không tốt, chúng tôi đã không tồn tại đến ngày hôm nay".

Nghe những gì cô chia sẻ và tận mắt chứng kiến những gì đang diễn ra tại đây trong một buổi chiều, xen lẫn cuộc trò chuyện của chúng tôi thỉnh thoảng là những tiếng la hét, những tiếng khóc của bé, tiếng dỗ dành của cô, thỉnh thoảng có cậu bé đang ngồi học lại chạy ra, ôm cô hôn lên trán, kéo tai cô rồi lại vô học tiếp.

Một buổi chiều không phải là thời gian dài để đưa đến cho độc giả nhiều thông tin hơn về một trong những trường can thiệp trẻ tự kỷ, mong rằng những thông tin ít ỏi trên giúp độc giả hiểu thêm về công việc khó khăn và vất vả cũng như sự hy sinh thầm lặng của những người vẫn ngày ngày cố gắng đem đến cho những đứa trẻ những kỹ năng, kiến thức và mong một ngày trẻ có thể được hòa nhập cùng xã hội, được trường học chấp nhận như những đứa trẻ bình thường khác.

Trúc Giang. Mamnon.com

File Download   Book2.xls
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Sự yêu thương chân thành
Ngày gửi: 11/26/2010 11:12:05 PM

Trước hết tôi rất kính mến những người có tấm lòng yêu thương những bé bệnh tự kỷ. Vì tôi biết chăm những bé bệnh tự kỷ rất khó phải có những tấm lòng thật sự mới làm được điều đó.Cho tôi hỏi số đt của trường là số mấy.


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 TP.HCM: tuyển sinh mầm non sau ngày 15-6 (4/5)
 Tiêm chủng mở rộng vaccine "5 trong 1" cho trẻ em (3/5)
 Thu hồi hơn 40 loại thuốc siro trị cảm cho trẻ (3/5)
 Thận trọng khi chọn trường quốc tế (3/5)
 Nhốn nháo “chạy trường” vào lớp 1 (3/5)
 Học sinh mầm non học hè hai tháng (3/5)
 Những phụ huynh cá biệt (28/4)
 Điệp khúc quá tải lớp một (28/4)
 Hội nghị Bộ trưởng các nước G8 tại Canada (28/4)
 Bồi dưỡng kỹ năng tâm lý trường học (28/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i