Xã hội
   Lương giáo viên
 

Ngày 17.11.2006, tại trụ sở Bộ GD-ĐT, nhân buổi gặp gỡ thân mật các nhà giáo nhân dân và các giáo sư mới được tặng, phong chức danh cao quý, người đứng đầu Bộ GD-ĐT đã nói: "Bộ sẽ trình Chính phủ đề án cải cách tiền lương nhà giáo với lộ trình từng bước, mục tiêu đến năm 2010 nhà giáo có thể sống được bằng lương của mình".

Hàng triệu nhà giáo trong cả nước đã đón nhận lời hứa ân tình ấy với bao nhiêu hy vọng và chờ đợi. Lương nhà giáo quá thấp, không đủ sống đã là một thực trạng trong bao nhiêu năm qua.

Ai cũng biết, chăm sóc giáo dục và y tế chính là thước đo đánh giá sự phát triển của một đất nước, là "phẩm chất ưu việt mặc định" của một chế độ xã hội. Bởi phúc lợi từ giáo dục và y tế hướng tới cho mọi người trong cộng đồng, không phân biệt. Thế nhưng, khi lương giáo viên ở ta trong bao nhiêu năm vẫn là: hệ số lương khởi điểm của giáo viên trung học phổ thông là 2,34 x mức lương tối thiểu (nếu là 650.000đ) = 1.251.000đ. Phụ cấp trực tiếp đứng lớp = 30% lương: 1.521.000đ x 30% = 456.300đ. Trừ tất tần tật các khoản bảo hiểm, các loại phí phải nộp, các loại quỹ bắt buộc phải góp, thì số tiền thực nhận là còn chưa tới 1.800.000 đồng.

Nếu cứ "tuần tự nhi tiến" thì tới năm 47 tuổi, hệ số lương tột khung (bậc 9) của giáo viên trung học phổ thông là 4,98 x mức lương tối thiểu (chẳng hạn 650.000đ) = 3.237.000đ. Cộng và trừ các khoản như đã kê ở trên, số tiền lương thực nhận sẽ còn ngót nghét 3.900.000 đồng. Sau "lương tột khung" giáo viên trung học phổ thông sẽ còn tiếp tục giảng dạy thêm 13 năm nữa mới đủ tuổi về hưu, và chỉ được nhận mức phụ cấp thâm niên không đáng kể.

Thực ra, đối với một giáo viên, thì độ tuổi 40 và 50 chính là độ tuổi "chín" nhất trong nghề nghiệp của họ, độ tuổi mà họ có thể phát huy được cao nhất năng lực giảng dạy của mình. Nhưng cú "đụng trần 47 tuổi" khiến họ như sững lại. Không ai lại "làm thêm" tới 13 năm mà cảm thấy an lòng được!

Khung lương dành cho giáo viên như thế là hoàn toàn bất hợp lý và thiếu cả nhân tình. Chả trách, Bộ GD-ĐT bao lần kêu gọi rồi "dọa" có biện pháp chế tài, nhưng có bao giờ ngăn được tình trạng "dạy thêm, học thêm" đâu!

Hảo vọng từ người lãnh đạo ngành giáo dục muốn tăng lương để nhà giáo có thể sống bằng lương đã thành ảo vọng cho hàng triệu giáo viên, vì từ cái ngày 17.11.2006 ấy tới nay, lương giáo viên không hề được tăng một đồng nào! Những đợt điều chỉnh hay tăng lương tối thiểu là dành cho tất cả công chức, chứ không dành riêng cho giáo viên. Vậy thì, bao giờ lương giáo viên mới thực sự được tăng?

Theo Thanh Niên

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Bao giờ lời hứa mới trở thành hiện thực?
Ngày gửi: 4/20/2010 1:51:43 AM

Chung một nỗi lòng, tôi cũng là một GVMN đã đi làm được 8 năm rồi nhưng bậc lương vẫn ở bậc 2 (2.06), 5 năm tôi mới được tăng lương một bậc. Có nghĩa là từ lúc đi làm đến khi về hưu có 5 - 6 bậc lương. Thử hỏi bậc lương như vậy ai muốn làm việc tới năm 55 tuổi? Tôi có cố gắng lắm cũng chỉ 20 năm công tác rồi xin về để làm công việc gì đó it nhất cũng để nuôi sống bản thân mình chứ nào có dám nghĩ đến việc nuôi con. Có nhiều cái không hợp lý như cùng một GV đi làm mà GV biên chế có tiền phụ cấp còn GVHĐ chúng tôi chỉ có tiền lương nhân hệ số thôi là sao? Bao năm nay chúng tôi vẫn phải chịu cảnh không dám nói ra mình là GVMN vì lương quá thấp, nói ra cũng thấy xấu hổ. Nhiều khi tự hỏi không biết khi nào mình mới có thể nuôi sống bản thân mình.


guest
Tăng giờ
Ngày gửi: 5/1/2010 1:32:51 PM


- Các bạn ơi cho mình hỏi thăm về tăng giờ tý, vừa qua trường mình tổ chức cho các cháu đi tham quan du lịch vào thứ bảy, dẫn học trò đi chơi cả ngày mệt đừ cả người. Nhưng chẳng có đồng tiền tăng giờ hay bồi dưỡng nào cả, mình có hỏi nhưng hiệu trưởng nói tiền tăng giờ gì, đó là tổ chức cho cô cháu đi chơi mà, trời ơi các bạn thấy với hoàn cảnh như thế thì cô giáo có được gọi là đi chơi không? Thế là ngày thứ bảy chúng tôi làm việc không công, buồn quá ...trường các bạn có vậy không? Học trò đóng tiền đi chơi, cô giáo góp sức cho học trò đi chơi còn hiệu trưởng phải vác tiền chi tiêu giùm học trò.



guest

Bộ, sở GD&ĐT xem xét
Ngày gửi: 8/31/2013 8:22:24 PM

Các cấp các nghành xem xét, công việc, công sức các cô mầm non CSGD trẻ tận tụy mà đáp lại của xã hội, nhà nước với một mức lương không bằng coonmg nhân, chế độ lại không có. Áp lực thì nhiều, công chức thì phải chạy tiền mới đỗ, Vậy cô lý ở đâu.


guest
Trên đời thiếu gì bất công
Ngày gửi: 8/31/2013 8:24:07 PM


Chung một nỗi lòng, tôi cũng là một GVMN đã đi làm được 8 năm rồi nhưng bậc lương vẫn ở bậc 2 (2.06), 5 năm tôi mới được tăng lương một bậc. Có nghĩa là từ lúc đi làm đến khi về hưu có 5 - 6 bậc lương. Thử hỏi bậc lương như vậy ai muốn làm việc tới năm 55 tuổi? Tôi có cố gắng lắm cũng chỉ 20 năm công tác rồi xin về để làm công việc gì đó it nhất cũng để nuôi sống bản thân mình chứ nào có dám nghĩ đến việc nuôi con. Có nhiều cái không hợp lý như cùng một GV đi làm mà GV biên chế có tiền phụ cấp còn GVHĐ chúng tôi chỉ có tiền lương nhân hệ số thôi là sao? Bao năm nay chúng tôi vẫn phải chịu cảnh không dám nói ra mình là GVMN vì lương quá thấp, nói ra cũng thấy xấu hổ. Nhiều khi tự hỏi không biết khi nào mình mới có thể nuôi sống bản thân mình.



guest

Bộ, sở GD&ĐT xem xét
Ngày gửi: 8/31/2013 8:24:13 PM

Các cấp các nghành xem xét, công việc, công sức các cô mầm non CSGD trẻ tận tụy mà đáp lại của xã hội, nhà nước với một mức lương không bằng coonmg nhân, chế độ lại không có,Áp lực thì nhiều, công chức thì phải chạy tiền mới đỗ, Vậy cô lý ở đâu


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 11 hiệu trưởng mầm non kêu cứu (16/4)
 Lễ hội "Búp bê dễ thương" cho trẻ khó khăn (16/4)
 Nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam (16/4)
 Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM (16/4)
 Trung Quốc: Trẻ bệnh tay chân miệng tăng mạnh (16/4)
 Sẽ bỏ kỳ khảo sát tăng cường tiếng Anh vào lớp 1 (15/4)
 Từ 15/4, đồ chơi trẻ em phải có dấu hợp chuẩn mới được bán (15/4)
 Ngành sư phạm đang mất giá (15/4)
 TPHCM: Nhiều bé mắc lại bệnh chân tay miệng (15/4)
 Tuyển sinh lớp một luôn rơi tự do… (13/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i