Sức khoẻ
   Lở miệng cũng có thể chết người
 
Lở miệng, lở lưỡi, nổi bóng nước ở các chi có thể là triệu chứng của bệnh chân tay miệng, thường xảy ra ở trẻ em. Không ít em bé đã tử vong vì cha mẹ thờ ơ với các biểu hiện này. Các triệu chứng kể trên thường được chẩn đoán là phát ban, nhiễm trùng da, dị ứng nên không được điều trị kịp thời. Nếu bệnh xuất hiện biến chứng thì nguy cơ trẻ tử vong là rất cao. Cháu Ngô Việt (28 tháng tuổi, sống ở Tây Ninh) là một trường hợp điển hình. Do gia đình không để ý đến các biểu hiện bệnh nên khi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM, tình trạng sức khỏe của cháu đã ở giai đoạn hết sức nguy hiểm. Mặc dù được các bác sĩ tận tình chăm sóc nhưng bệnh nhi đã tử vong ngay trong ngày đầu nhập viện. Năm 2005, khoa Nhiễm của Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận hơn 500 trẻ bị bệnh tay chân miệng. Trong đó, có một số trường hợp bị chẩn đoán nhầm từ tuyến dưới nên bệnh đã ở giai đoạn nặng, chuyển viện không quá 1 ngày đã tử vong. Còn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng đang có xu hướng tăng nhanh, năm 2005 có gần 400 ca, nhiều gấp đôi năm trước. Theo Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh tay chân miệng có từ lâu nhưng rất ít bà mẹ quan tâm đến. Thậm chí một số bác sĩ trong ngành cũng không chú ý nhiều nên thường dẫn đến chẩn đoán lầm. Bệnh này thường có những triệu chứng như lở miệng, lở lưỡi. Sau đó, ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và miệng nổi lên những bóng nước màu hơi xám có kích thước 1-3 mm. Bóng nước này khi ấn vào thường không đau và nó sẽ tự biến mất sau 3-5 ngày. Một số trẻ có thêm triệu chứng sốt, đau miệng, biếng ăn kèm theo tiêu chảy. Thông thường, trẻ mắc bệnh này sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày. Nếu tác nhân gây bệnh là EV71 thì có thể xuất hiện biến chứng thần kinh, tim mạch, dẫn đến viêm não, viêm cơ tim và tử vong. Bệnh do virus đường ruột gây ra, chủ yếu lây qua đường tiêu hóa. Chính vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là vệ sinh, ăn uống sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với virus (thường được thải qua phân và bóng nước). Lúc trẻ bắt đầu ngủ, nếu thấy các dấu hiệu như giật mình, hoảng hốt, chới với, nổi bóng nước thì nên đưa đi khám. Không nên để đến lúc trẻ bị sốt cao vì rất dễ bị co giật, hôn mê và dẫn đến tử vong. (Theo Người Lao Động)
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Các bài thuốc chữa cảm phong hàn ở trẻ (7/1)
 Phòng ngừa bệnh cơ xương khớp ở trẻ em (3/1)
 Điều trị bệnh lé ở trẻ em (18/12)
 Trẻ em dễ hấp thu hóa chất độc hại (16/12)
 Không nên dùng ngay kháng sinh mạnh cho trẻ (14/12)
  "Gánh nặng" khi trẻ khoác ba lô (13/12)
 Chữa đái dầm ở trẻ em (12/12)
 Cách phòng và chữa bệnh sởi (9/12)
 Vết loét sau khi tiêm phòng lao cho trẻ (8/12)
 Trẻ ở sạch quá cũng không tốt (7/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i