Sức khoẻ
   Phòng ngừa bệnh cơ xương khớp ở trẻ em
 
Các bệnh cơ xương khớp ở trẻ em rất đa dạng, hay mắc phải và có những đặc điểm riêng. Các bệnh khớp ở trẻ em như thấp khớp cấp, viêm khớp thiếu niên, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp mủ do vi khuẩn thông thường hay do vi khuẩn lao, dị dạng cột sống, còi xương... Một số bệnh cơ xương khớp thường hay xảy ra hơn ở trẻ em, cũng như có những tiến triển khác người lớn. Đáp ứng với thuốc men, chế độ điều trị ở trẻ em cũng khác so với các lứa tuổi khác. Các đặc trưng này của bệnh lý trẻ em có liên quan đến cấu tạo, hoạt động và phát triển cơ thể trẻ em, các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Do vậy dự phòng các bệnh này ở trẻ là điều quan trọng. Những yếu tố gây bệnh cơ xương khớp ở trẻ em Một số bệnh xương khớp có tính chất gia đình. Trẻ em sinh ra trong các gia đình có người mắc bệnh khớp thường hay bị mắc hơn những trẻ sinh ra trong gia đình không có người mắc. Một điều rất quan trọng là chính lối sống lành mạnh của cha mẹ đóng vai trò quyết định sức khỏe của con cái. Nếu cha mẹ hút thuốc lá, uống rượu nhiều, mắc các bệnh cảm cúm do virut hay dùng thuốc không hợp lý trong thời kỳ mang thai, đẻ con quá muộn có thể dẫn tới sự xuất hiện những dị tật cơ xương khớp ở con cái của họ. Một số trẻ em mắc các bệnh xương khớp bẩm sinh như bệnh lý tạo xương không hoàn thiện, dị tật bẩm sinh (gai đôi cột sống, quá phát mỏm ngang thân đốt sống, thắt lưng hóa đốt sống cùng 1, cùng hóa đốt sống thắt lưng 5). Chính vì vậy, dự phòng các bệnh cơ xương khớp ở trẻ em phải bắt đầu ngay từ khi chúng chưa ra đời, tức là ở thế hệ cha mẹ. Sự thay đổi thời tiết trong những dịp chuyển mùa đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mọi người, trong đó tỷ lệ mắc bệnh xương khớp ở trẻ em cũng tăng. Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất hay mắc các bệnh tai mũi họng như viêm họng hạt, viêm amiđan, viêm xoang, VA, viêm mủ ngoài da. Đó chính là mảnh đất màu mỡ để vi khuẩn xâm nhập cơ thể và gây ra nhiều bệnh khớp, để lại nhiều di chứng nặng nề như thấp tim, viêm khớp nhiễm khuẩn. Do vậy, việc ưu tiên hàng đầu của người lớn là phải chú ý đến việc giáo dục cho trẻ em thói quen vệ sinh cơ thể cũng như ăn uống đủ chất đều rất có ích cho sức khỏe của trẻ và có thể dự phòng được nhiều bệnh, trong đó có cả các bệnh cơ xương khớp. Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong xuất hiện bệnh lý cơ xương khớp. Ngay từ bé, trẻ em đã có sự phát triển cơ xương khớp rất nhanh, sự phát triển đặc biệt gia tăng ở độ tuổi dậy thì. Trẻ em cần rất nhiều canxi, vitamin D, protein và các chất khác để xây dựng khung xương của mình. Do vậy, nếu chế độ ăn uống không đủ chất và số lượng thì trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, dẫn đến bệnh còi xương. Ngược lại, nếu trẻ ăn uống quá thừa dinh dưỡng có thể bị béo phì. Điều đó làm tăng tải trọng khá lớn lên hệ thống cơ xương của trẻ, dẫn đến các triệu chứng đau thắt lưng, đau khớp háng hay gối. Trẻ em có hệ thống xương đang phát triển nên chưa ổn định. Do vậy một số trẻ em hay bị đau các xương dài ở chi dưới, chủ yếu do xương phát triển nhanh quá. Cha mẹ phải biết đề ra cho con em mình một chế độ ăn khoa học, phù hợp với đặc điểm thể chất, tâm lý của từng trẻ. Sự thiếu hụt hormon tăng trưởng GH gây lùn do tuyến yên ở trẻ em. Bệnh Basedow gây cường năng tuyến giáp cũng làm loãng xương. Viêm khớp thiếu niên làm hạn chế rất lớn khả năng vận động của trẻ. Việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời góp phần tránh được ảnh hưởng tiêu cực của các bệnh này lên hệ thống vận động của trẻ em. Tuy nhiên, tuyệt đối không được lạm dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc chứa corticoid, vì các thuốc này có thể gây ra rất nhiều biến chứng như loãng xương, gãy xương, teo cơ... Trẻ em có đặc tính rất hiếu động, hay chạy nhảy, tập thể thao quá mức nên dễ bị chấn thương, thậm chí có thể bị gãy xương. Chính chương trình học quá tải ở các trường học cũng có thể là nguyên nhân gây nên tổn thương cột sống vốn còn non nớt của trẻ. Phòng tránh bệnh xương khớp ở trẻ như thế nào? Hiện nay, hiện tượng trẻ em phải xách những chiếc cặp đồ sộ, nặng trịch sách vở đến mức lệch vai đã trở thành phổ biến. Trên lớp, trẻ phải ngồi học trong những điều kiện ánh sáng và bàn ghế không đúng cách nên trẻ buộc phải gù cong lưng, vẹo cột sống. Chính gánh nặng học tập đó ảnh hưởng rất tiêu cực lên sự phát triển bình thường của trẻ em. Việc cải cách giáo dục hy vọng là sẽ giảm tải được gánh nặng giáo dục, trả lại cho trẻ em tuổi thơ và sự hồn nhiên, ngây thơ, bình yên. Để phát triển hệ cơ xương khớp một cách bình thường, thể dục thể thao là rất quan trọng. Tuy nhiên ở một số đô thị lớn, nhu cầu này của trẻ em lại chưa được chú ý đúng mức. Tóm lại, dự phòng tốt nhất các bệnh xương khớp ở trẻ em đòi hỏi sự hợp tác và phối hợp của cha mẹ, thầy cô giáo, y tế học đường, của tất cả các ngành, các cấp. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể tạo nên được một thế hệ trẻ em khỏe mạnh, nguồn động lực phát triển trong tương lai của toàn xã hội. Theo Sức khỏe & đời sống
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Điều trị bệnh lé ở trẻ em (18/12)
 Trẻ em dễ hấp thu hóa chất độc hại (16/12)
 Không nên dùng ngay kháng sinh mạnh cho trẻ (14/12)
  "Gánh nặng" khi trẻ khoác ba lô (13/12)
 Chữa đái dầm ở trẻ em (12/12)
 Cách phòng và chữa bệnh sởi (9/12)
 Vết loét sau khi tiêm phòng lao cho trẻ (8/12)
 Trẻ ở sạch quá cũng không tốt (7/12)
 Trẻ nên tập thể dục dù mắc bệnh tim bẩm sinh (5/12)
 Động kinh, căn bệnh nguy hiểm của trẻ em (2/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i