Mỳ sợi, mỳ ống có rất nhiều kiểu dáng, nhãn mác khác nhau mà cha mẹ có thể chọn mua. Không giống như bánh mỳ, bột mỳ dùng để làm mỳ sợi khác với bột mỳ để làm bánh mỳ.
Do đó, khi ăn mỳ sợi, khả năng hấp thụ glucose trong máu chậm hơn khi ăn bánh mỳ. Ngoài ra, mỳ sợi cũng chứa cả protein và chất xơ, nhất là sợi mỳ ống dùng làm món mỳ Ý. Nếu bé có nguy cơ bị dị ứng thức ăn như mắc chàm bội nhiễm, hen suyễn (hoặc gia đình có tiền sử dị ứng thức ăn), bạn cần tránh cho con ăn những thực phẩm từ lúa mỳ cho đến khi bé được 1 tuổi.
Thời điểm bé ăn được mỳ sợi
Khoảng 8 tháng tuổi, bạn có thể cho bé làm quen với mỳ sợi (mỳ ống).
Cách chế biến
Giai đoạn 8 tháng tuổi, bé có thể ăn mỳ với các loại rau, thịt, cà chua tương tự thực đơn của người lớn. Tuy nhiên, khi chế biến, bạn cần nấu mỳ thật chín, mềm và cắt mỳ thành khúc ngắn để bé không bị hóc. Tránh cho con ăn những sợi mỳ cứng, nhỏ và bị rối vào nhau vì chúng có thể khiến bé bị hóc, nghẹn.
Theo mevabe