Xã hội
   Đời sống giáo viên sẽ được cải thiện
 

Theo khảo sát của Bộ GD - ĐT, tiền lương bình quân tháng của giáo viên các cấp hiện vào khoảng hai triệu đồng. Đây là khoản thu nhập duy nhất của phần lớn giáo viên trên toàn quốc, bởi chỉ một bộ phận nhỏ thầy cô giáo dạy các môn chính ở thành phố có thêm thu nhập từ phụ đạo.

Với đề án đổi mới cơ chế quản lý tài chính như giáo viên sẽ được hưởng phụ cấp từ ngân sách địa phương, phụ cấp thâm niên, lãnh đạo Bộ GD - ĐT cam kết, đời sống của GV phải được nâng lên.

Huy động địa phương lo đời sống giáo viên
Ngay sau khi Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Thiện Nhân gửi thư đến các cấp nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam năm 2008, nhiều địa phương đã có chính sách để bù đắp một phần thiệt thòi đối với các giáo viên. Tại Thái Nguyên, mỗi giáo viên mầm non hợp đồng được hưởng trợ cấp 500.000 đồng một tháng, mức hỗ trợ này còn cao hơn tại Hà Nội và TP HCM. "Do kinh phí của trung ương hạn chế nên phải tranh thủ cả nguồn lực của các địa phương", ông Trương Đình Mậu, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD - ĐT), nói.

Những đóa hoa chúc mừng thầy, cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ảnh: Trung Kiên

Năm 2009, Sở GD - ĐT TP HCM cũng thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ cho giáo viên mầm non công lập và công lập tự chủ tài chính với số giờ làm thêm là 200 giờ một người mỗi năm. Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc Sở GD - ĐT TP HCM thừa nhận: "Với đồng lương của nghề giáo hiện nay, chỉ đủ trang trải cuộc sống, chứ không có tích lũy". Hằng năm, ngân sách thành phố chi thường xuyên cho giáo dục trên 20%. Trong đó, có 80% được dùng để chi lương cho giáo viên. Mặc dù vậy, đồng lương của các thầy cô vẫn chưa đủ sống. Vì vậy, để nâng cao đời sống giáo viên cũng như chất lượng giảng dạy, cần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục".

Một bức xúc của ngành giáo dục là do chính sách chỉ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập (phụ cấp đứng lớp), vô hình trung không khuyến khích giáo viên giỏi phấn đấu trở thành cán bộ quản lý. Điều chỉnh bất cập này, Bộ GD - ĐT cho biết, từ năm học 2010 - 2011 sẽ thực hiện bảo lưu phụ cấp đứng lớp trong thời hạn ba năm đối với nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo dục.

Tăng đãi ngộ để giữ chân giáo viên vùng sâu
Từ năm 2007, Bộ GD - ĐT đã triển khai đề án nghiên cứu đề xuất biện pháp giải quyết tồn đọng trong việc thực hiện thời hạn công tác, chính sách luân chuyển đối với nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục ở các vùng khó khăn. Trong đợt khảo sát việc thực hiện chính sách luân chuyển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vừa rồi cũng cho thấy, đến năm học 2008-2009, còn hơn 15.000 nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã hoàn thành thời hạn công tác ở vùng khó khăn, có nguyện vọng luân chuyển nhưng chưa giải quyết được.

"Đề án luân chuyển giáo viên vùng khó đang được Bộ GD - ĐT nghiên cứu và dự kiến sẽ trình Chính phủ vào năm 2010. Đề án này sẽ điều chỉnh luân chuyển giáo viên theo hướng, một mặt các tỉnh có chính sách tạo đào tạo sư phạm tại chỗ, hạn chế lượng giáo viên từ đồng bằng điều động lên miền núi công tác", ông Trương Đình Mậu, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nói.

Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cũng cho biết thêm, nhiều tỉnh cũng đã có chính sách giữ chân giáo viên ở lại công tác bằng cách xây nhà ở. Các tỉnh còn hỗ trợ lương để thầy cô yên tâm công tác như: đối với giáo viên mầm non công tác ở thôn, bản cũng được hỗ trợ 50% lương tối thiểu.

Giảng viên trẻ thuộc dạng "cận nghèo"
Nhiều giảng viên trẻ tham gia buổi toạ đàm Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên trẻ trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố do Thành đoàn TP HCM tổ chức vào ngày 19/11 chung nhận xét, trong quá trình công tác, họ gặp nhiều khó khăn về mặt cơ chế. Điển hình như trong quy định của Bộ GD - ĐT, phải giảng dạy 9 năm, giảng viên mới được xếp vào đội ngũ giảng viên chính.

Chưa hết, nhiều giảng viên trẻ cũng cho rằng, mức lương của họ quá thấp, điển hình như trường hợp của giảng viên Vũ Thị Hạnh Thu (ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM), dù giảng dạy được khoảng 8 năm, nhưng mức lương chỉ được 1,5 triệu đồng một tháng. "Với thu nhập ít ỏi như vậy, giảng viên trẻ cũng thuộc dạng cận nghèo. TP HCM đang quan tâm đến đời sống của người nghèo, thiết nghĩ, giảng viên trẻ cũng cần được quan tâm", thạc sĩ Tống Xuân Tám, ĐH Sư phạm TP HCM, nói.

Theo Báo Đất Việt

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nhà trẻ cho con công nhân các khu công nghiệp: Bao giờ hết thiếu? (20/11)
 Nhân dịp 20 -11: Các địa phương tổ chức nhiều hoạt động tôn vinh thầy giáo, cô giáo (20/11)
 Quảng Nam: Thiếu hơn 200 giáo viên tiểu học (20/11)
 Hoạt động Mái nhà xanh (19/11)
 Bắc Giang: Đón nhận 2 trường mầm non và 200 nhà tình nghĩa (19/11)
 30 nhà giáo nhận 'Giải thưởng Võ Trường Toản' (19/11)
 Giáo viên sẽ được lợi từ Luật Giáo dục sửa đổi (19/11)
 Cần Thơ: Học sinh trường ngoài công lập chiếm 5,24 phần trăm (19/11)
 Trường Mẫu giáo mầm non B Hà Nội: Nâng bước trẻ thơ (18/11)
 Thuê sinh viên 'đóng thế' giáo viên vào buổi trưa (18/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i