Tâm lý
   Dạy bé thủ thân
 

Bạn muốn con mình được yêu quý vì biết giúp đỡ người khác trở thành kẻ chỉ bo bo nghĩ về bản thân?

"Con lại đây bố nói nhỏ này! Lát nữa chơi kéo co, con chỉ cần cầm dây kéo thật nhẹ thôi. Các bạn ai cũng kéo mạnh rồi, con không cần phải kéo nữa. Kéo nhiều đau tay lắm".

Nghe bố dặn đi dặn lại vài lần nhưng bé Bo cứ mở tròn mắt, ngơ ngác chẳng hiểu tại sao. "Tại sao vậy bố? Nếu kéo mạnh, đội con mới thắng mà?", bé hỏi. Bố Bo vẫn quả quyết: "Ai cũng kéo mạnh rồi, mình không cần kéo mạnh nữa".

Tất cả hành động, lời nói của bạn trước mặt con đều tác động đến sự hình thành nhân cách của chúng

Chuyện nhỏ, nhân cách lớn
Thay vì dạy con phải học cách chia sẻ với bạn bè và tinh thần đồng đội, bố Bo lại dạy con thói ích kỷ.

Việc dạy con chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân của một số phụ huynh khiến trẻ cảm thấy khó hiểu về cuộc sống. Trong khi ở trường, cô giáo dạy bé hoà đồng và tinh thần đồng đội, bố mẹ lại bảo bé không nên hết mình khi ở trong tập thể.

Đôi khi chỉ đơn giản là những chuyện như: "Con phải giành lấy chỗ trên xe buýt ngay sau khi người khác xuống để đừng ai chiếm chỗ" hay: "Con đừng cho bạn chạm vào đồ chơi, bạn sẽ làm hư"... Thế nhưng, chúng lại có tác động rất lớn đến tâm lý, nhân cách của trẻ, dẫn đến sự lệch lạc trong các mối quan hệ xã hội.

Chưa kể, bé sẽ dần hình thành thói quen hời hợt với mọi việc, làm việc gì cũng chỉ nửa vời cho xong chuyện. Nhiều đứa trẻ khi đến trường bị bạn bè xa lánh vì khư khư giữ chặt đồ chơi, thậm chí, sự ích kỷ còn khiến bé không biết yêu thương và quan tâm đến chính những người thân trong gia đình.

Hãy giúp bé hoà nhập
Có khá nhiều khoá học kỹ năng sống dành cho trẻ ngay từ độ tuổi mẫu giáo, trong đó có lớp học dạy cho bé kỹ năng chơi với bạn bè, thể hiện tinh thần đồng đội. Đây chính là kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Liệu bạn có muốn con mình trở thành đứa trẻ chỉ chơi một mình, làm việc một mình? Bạn có biết người có tinh thần tập thể bao giờ cũng làm việc hiệu quả hơn?

Trẻ con cũng có bản năng riêng, biết ai là bạn tốt, ai không tốt. Đừng để suy nghĩ hơn thiệt của người lớn khiến trẻ trở thành một kẻ tính toán và bị bạn bè xa lánh.

Bố mẹ là tấm gương để con trẻ noi theo. Tất cả hành động, lời nói của bạn trước mặt con đều tác động đến sự hình thành nhân cách của chúng. Có thể bố của Bo có lý do riêng nhưng anh lại không lường trước được những hậu quả lâu dài mà câu nói của mình có thể gây ra.

Trong trường hợp sức khoẻ của bé không tốt, không thể tham gia những trò chơi sử dụng nhiều sức, bạn nên giải thích cho bé và các bạn của bé hiểu điều này. Đừng dặn dò bé mà không đưa ra lời giải thích rõ ràng khiến bé và các bạn hiểu nhầm.

Theo Tin Tức

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bé sợ người lạ một phần là do bố mẹ (5/11)
 Áp lực từ bạn bè cùng trang lứa đối với trẻ (5/11)
 Khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 (5/11)
 Giúp bé thích nghi với việc chuyển nhà (4/11)
 Bố mẹ cũng phải biết giữ thể diện cho con (4/11)
 Mẹ ơi, con ghét đi học (4/11)
 Trẻ phạm lỗi không phải là điều tiêu cực (3/11)
 Năm giá trị căn bản cần dạy con (3/11)
 Đừng để bé coi mình là "cái rốn" của vũ trụ! (3/11)
 Khích lệ kỹ năng lắng nghe của trẻ (2/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i