Tâm lý
   Đừng để bé coi mình là "cái rốn" của vũ trụ!
 

Chạy chữa thuốc men đông tây y, đi chùa cầu cúng khắp nơi, sau khi cưới mười năm, vợ chồng nhà anh Long cũng sinh được cậu con trai quý tử. Khỏi phải nói, vợ chồng anh Long mừng đến mức nào, đặt luôn tên con là Gia Bảo. Hai bên gia đình ông bà nội ngoại cưng chiều đứa cháu đích tôn hết mức. Gia Bảo đòi mua một cái ô tô, có khi anh Long lại đi săn lùng mỗi loại một chiếc để con tha hồ chơi. Theo anh, con cầu tự, con quý tử, có gì mà tiếc.

Dần dần, Gia Bảo nhận biết được "quyền lực" của mình trong gia đình, nên ra sức đòi hỏi mọi điều. Nếu không được đáp ứng, cháu lại dậm chân, la hét, khóc lóc. Sợ cháu khóc nhiều viêm họng, mệt mỏi, không chịu ăn, ông bà bố mẹ vội vàng răm rắp tuân theo mệnh lệnh. Gia Bảo càng lớn càng nghịch. Đến nhà ai thấy có đồ chơi gì, cháu cũng đòi bố mẹ mua cho bằng được. Khách đến chơi nhà, Gia Bảo không chào, rồi nhảy lên bàn lên ghế, không cho bố mẹ nói chuyện. Gia đình anh Long không lấy thế làm phiền muộn, coi đó là chuyện bình thường. Hàng xóm có nhắc nhở, anh Long lại phẩy tay: "Lớn lên rồi cháu khắc biết". Anh Long luôn tự hào kể về Gia Bảo càng lớn, càng khôn: "Cu Bảo nhà mình ghê phết! Bây giờ, bố không làm theo ý nó là nó giơ tay tát luôn".

Niềm tự hào của anh Long sẽ còn được thổi phồng theo những thói đòi hỏi của con nếu như anh không phải chật vật tìm trường mẫu giáo cho con. Anh phải chuyển trường cho con đến năm lần. Nhưng ở trường nào cũng chỉ được 3-5 ngày, cô giáo đã phải mời anh Long đến lớp phàn nàn: "Con anh đến lớp không cho ai động đến đồ chơi. Bạn nào lấy là giằng lấy, đánh bạn, hoặc nằm lăn ra đất gào khóc, ăn vạ. Nếu bố mẹ không uốn nắn con từ nhà thì cô cũng chịu". Nhiều lần, anh Long phải cho con nghỉ học. Cô giáo còn khuyên rằng, nếu anh không thay đổi cách giáo dục con, nuông chiều theo mọi yêu cầu của con thì cháu sẽ không thể phát triển tốt. Nhìn con trai nằm lăn ra sân trường vì không được chơi cầu trượt một mình, anh Long vừa xấu hổ vừa ngờ ngợ nhận ra sai lầm của mình.

Cả gia đình ông bà, bố mẹ luôn yêu thương chăm sóc nâng niu cho con trẻ một cuộc sống đầy đủ. Nhưng không phải vì thế mà ông bà, bố mẹ nuông chiều theo mọi đòi hỏi của con. Không phải bậc cha mẹ nào cũng ý thức được rằng sự nuông chiều con quá mức là làm hại con chứ không phải thương con. Khi con trẻ bắt đầu biết đòi hỏi, vòi vĩnh và lấy tiếng khóc làm áp lực, bố mẹ, ông bà cần phải phân biệt đâu là nhu cầu tối thiểu, đâu là điều không thể đáp ứng. Không nên nuông chiều bé quá mức, để bé tự coi mình là cái rốn của vũ trụ, thích gì đòi nấy.

Theo afamily

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khích lệ kỹ năng lắng nghe của trẻ (2/11)
 Có nên cho trẻ tiền "dằn túi"? (2/11)
 Bé biết 'điệu' sớm (2/11)
 11 gợi ý dạy toán cho bé mẫu giáo (2/11)
 10 bí quyết nuôi dạy trẻ (30/10)
 Dạy trẻ... "ba không" (30/10)
 Để bé trở nên tốt bụng (30/10)
 Trẻ tư duy tốt hơn khi buồn, sáng tạo hơn khi vui vẻ (30/10)
 10 sai lầm cha mẹ hay mắc phải (29/10)
 Làm gì nếu không thích bạn của con? (29/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i