Mang thai và sinh đẻ
   7 thay đổi 'vô duyên' trong thai kỳ
 

Những câu hỏi mà nhiều người mẹ đặt ra trong quá trình khám thai gồm: ‘Vì sao tôi hay bị són tiểu?', ‘Đồ mồ hôi nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe không?', ‘Trước đây, tôi không ngủ ngáy nhưng tại sao khi mang thai lại bị hiện tượng này?'... Câu trả lời phổ biến của bác sĩ là: ‘Đó là hiện tượng bình thường'.

Tham khảo những thay đổi về sức khỏe khi mang bầu, tổng hợp từ Parenting:

1. Dịch âm đạo có màu trắng hoặc vàng xanh

Nguyên nhân: Tăng hormone và tăng lưu thông máu ở vùng kín.

Cách xử trí: Bạn cần mặc đồ lót thấm hút tốt, tránh thụt rửa âm đạo, cẩn thận khi dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ vì chúng sẽ khiến vùng kín kích ứng.

Nếu âm đạo tiết dịch quá mức, ngứa ngáy hoặc nóng rát, có thể bạn đang bị viêm nhiễm và cần đi khám sớm.

2. Són tiểu

Khi hắt hơi hay cười lớn, vùng kín sẽ rỉ nước.

Nguyên nhân: Trong thai kỳ, bạn được khuyên uống đủ nước. Trọng lượng của mẹ tăng lên 10kg hoặc hơn, áp lực của thai nhi đè lên bàng quang mẹ. Những điều đó khiến bạn xuất hiện dấu hiệu són tiểu.

Cách xử trí: Bạn cần đi tiểu ngay khi có thể. Càng giữ nước tiểu trong người, bạn càng dễ bị són. Bạn cũng có thể dùng miếng lót nhỏ, chất liệu thấm hút tốt đặt dưới đáy quần lót (không phải băng vệ sinh). Ngoài ra, bạn cần thử bài tập Kegel, giúp chắc khỏe cơ xương chậu, ngăn ngừa són tiểu. Chọn lúc đi tiểu xong, bạn hãy hóp cơ đáy chậu trong ít phút và giữ nguyên vị trí (như khi bạn nín tiểu). Sau đó, bạn thả lỏng các cơ một cách tự nhiên. Lặp lại động tác trên vài lần mỗi ngày nhưng nên tránh lúc bạn không thoải mái.

3. Không kiểm soát được ‘xì hơi'

Thỉnh thoảng, bạn có cảm giác đầy và đau ở bụng bầu, kết quả là "xì hơi" khiến bạn xấu hổ.

Nguyên nhân: Hoạt động đường ruột chậm đi khi mang bầu do ảnh hưởng của quá trình tuần hoàn progesterone trong cơ thể.

Cách xử trí: Táo bón sẽ khiến bụng bị đầy hơi và "xì hơi" là kết quả tất yếu. Nếu bạn "ngốn" nhiều súp lơ xanh, cải bắp, hành tỏi, gia vị thì bạn cũng dễ bị "xì hơi". Nếu tình hình không được cải thiện, bạn cần đi khám.

4. Luôn bị ngạt mũi nhưng không phải do ốm

Nguyên nhân: Gia tăng hormone và tuần hoàn máu khiến lớp màng trong khoang mũi bị sưng lên, khô và có thể chảy máu.

Cách xử trí: Bạn cần uống đủ nước lọc, có thể dùng máy tạo độ ẩm hoặc thuốc nhỏ mũi theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bị chảy máu cam, bạn hãy tránh ngửa cổ về phía sau. Cần giữ cho đầu được thẳng và dùng một chiếc khăn mềm, mỏng dịt vào lỗ mũi cho đến khi máu ngừng chảy, thường là 5 phút. Bạn cũng có thể chườm lạnh vào sống mũi rồi dùng tay bóp nhẹ hai cánh mũi vào nhau. Nếu máu cam còn xuất hiện, bạn nên đi khám.

5. Ngủ ngáy

Nguyên nhân: Do mũi bị tắc, bạn buộc phải thở qua miệng và ngủ ngáy là kết quả của quá trình này.

Cách xử trí: Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để dùng thuốc nhỏ mũi trước khi đi ngủ, nếu cần. Bạn thử ngủ nghiêng về một bên, có thể đầu tư thêm những chiếc gối ngủ dành cho bà bầu hoặc dùng máy tạo độ ẩm.

6. Đổ mồi hôi nhiều

Dưới nách, vùng kín, trên bụng bầu, cổ và mặt... liên tục ướt nước.

Nguyên nhân: Khi mang thai, sự trao đổi chất tăng mạnh, kèm theo đó là sự gia tăng tuần hòan máu làm cơ thể mẹ ấm lên.

Cách xử trí: Bạn cần mặc quần áo thoáng, nhẹ, mát; uống đủ nước và tránh lo lắng quá.

7. Chảy dãi như trẻ con

Một số bà bầu tăng tiết nước bọt, có thể kèm theo chảy máu chân răng, nhất là sau khi đánh răng xong.

Nguyên nhân: Sự thay đổi hormone khi mang bầu là nguyên nhân khiến lợi bị tổn thương; tuy nhiên, các chuyên gia chưa khẳng định, thay đổi hormone là yếu tố làm tăng tiết nước bọt.

Cách xử trí: Bạn nên giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận. Tăng tiết nước bọt là dấu hiệu không gây hại cho sức khỏe và nó sẽ biến mất sau sinh; vì thế, bạn cần hạn chế thức ăn giàu tinh bột; uống đủ nước lọc, đặc biệt là nước chanh.

Theo Mevabe 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mẹ bị ung thư, thai nhi khó tránh khỏi (2/11)
 Bài tập đơn giản cho các bà bầu giai đoạn cuối (31/10)
 Bà bầu lo lắng, con sinh ra sẽ nhỏ bé hơn (30/10)
 Ngôi thai 'khóa nòng' (30/10)
 Không cha mẹ, trẻ con vẫn có thể ra đời (29/10)
 4 nguy cơ từ hóa chất với bà bầu (29/10)
 Trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng trong tử cung (28/10)
 Đối mặt với mệt mỏi đầu thai kỳ (28/10)
 Hội chứng buồn chán sau sinh (28/10)
 Sinh mổ có thể ảnh hưởng lên hệ miễn dịch ở trẻ. (27/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i