Xã hội
   Phối hợp vì tương lai...
 

Do không có biên chế cho bậc học mầm non trong quân đội, nên mặc dù được lãnh đạo, chỉ huy các cấp, các đơn vị rất quan tâm tạo điều kiện đầu tư kinh phí sửa chữa, nâng cấp, xây mới trường mầm non, nhà trẻ, nhưng năm học 2008-2009, số trường mầm non, nhà trẻ trong quân đội vẫn giảm 17 trường (so với năm học trước).

Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) đã linh hoạt, sáng tạo áp dụng các biện pháp phối hợp với chính quyền địa phương để khắc phục tình trạng này. Năm học 2008-2009, quân chủng duy trì được số lượng trường mầm non, nhà trẻ, đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, đáp ứng nhu cầu của các gia đình quân nhân. Đó là các mô hình: "Giáo viên và cơ sở vật chất trường, lớp do đơn vị đảm nhiệm; nội dung chuyên môn do Phòng Giáo dục địa phương đảm nhiệm". Với mô hình này, Đảng ủy, chỉ huy các đơn vị: Đoàn B71, Đoàn B70, Đơn vị C16, Đơn vị C37, Nhà máy A31... đã sắp xếp lại biên chế dôi dư, bố trí cho đi đào tạo giáo viên mầm non. Mô hình "Giáo viên của địa phương; cơ sở vật chất trường, lớp do đơn vị đảm nhiệm; lương trả cho giáo viên do đơn vị hỗ trợ cùng phụ huynh đóng góp" (như ở Trường Sĩ quan Không quân, Đơn vị C40...). Mô hình "Giáo viên thuộc biên chế của địa phương; đơn vị đảm nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng trường, lớp và trang, thiết bị dạy học" (như ở Nhà máy X78). Mô hình "Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia" là tương đối thuận lợi, vì có biên chế giáo viên. Quân chủng có 1 trường (mầm non Mùa Xuân), nhưng khó khăn ở mô hình này lại là sự quá tải, mỗi lớp thường xuyên phải đón gần 70 cháu/lớp. Đối tượng gồm: con quân nhân đang tại chức của 4 cơ quan quân chủng, con quân nhân cư trú trên địa bàn, con cán bộ và nhân dân trên địa bàn...

Duy trì thành công các mô hình này, phải kể đến sự nỗ lực của các cơ quan chức năng trong quân chủng như: phụ nữ, dân vận, hậu cần, công đoàn... đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương. Năm học 2008-2009, công tác bậc học mầm non của quân chủng đã hoàn thành tốt kế hoạch, đạt và vượt một số chỉ tiêu đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất (mới có 4/11 trường xây dựng kiên cố, còn lại là nhà cấp 4) nhưng các trường mầm non, nhà trẻ trong quân chủng đã duy trì nghiêm túc, có nền nếp chương trình đào tạo toàn diện các mục tiêu theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số trường đã đưa chương trình đổi mới vào dạy học.

Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Nga, Hiệu trưởng Trường mầm non Nhà máy A31 (Cục Kỹ thuật), cho biết: "Trung bình mỗi năm trường đón 120 cháu/năm, chia thành 4 nhóm lớp và do 9 cô giáo đảm nhiệm. Sinh hoạt chuyên môn tại địa phương, chúng tôi tham gia đầy đủ các nội dung chuyên môn do Phòng Giáo dục huyện tổ chức, như: kiến tập, dự giờ, trao đổi, cập nhật thông tin ngành học... Song có khó khăn là: một lớp phải ghép nhiều độ tuổi nên khó thực hiện tốt chương trình giảng dạy theo quy định; trình độ, tuổi đời và khả năng sư phạm của giáo viên không đồng đều...".

Do đặc thù nhiệm vụ, hầu hết các đơn vị trong Quân chủng PK-KQ đều có nhu cầu cấp thiết về trường mầm non, nhà trẻ. Chẳng hạn, quân nhân khối phục vụ thường đi làm từ 3 giờ sáng, khối trực phiên ban làm 3 ca... nên các gia đình quân nhân thường phải gửi con cho nhau, nhờ đưa các cháu đi nhà trẻ, mẫu giáo, thậm chí cả cấp tiểu học. Nếu địa phương có trường mầm non, nhà trẻ thì có khó khăn là lệch múi giờ công tác... Đại tá Phạm Thanh Liêm, Phó chủ nhiệm Chính trị Quân chủng PK-KQ, khẳng định với chúng tôi: "Mặc dù còn phải giải quyết không ít khó khăn để duy trì được các mô hình phối hợp này, như kinh phí: để trả lương cho giáo viên; xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp; tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên... nhưng năm học tới (2009-2010), quân chủng cố gắng tìm cách từng bước tháo gỡ, khắc phục để tiếp tục phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục ở các trường mầm non, nhà trẻ, nhất là tại các đơn vị đóng quân ở vùng sâu, vùng xa".

Xã hội hóa công tác giáo dục ở bậc học mầm non với các mô hình phối hợp "Vì tương lai..." của Quân chủng PK-KQ cũng là cách làm linh hoạt và bài học kinh nghiệm mà các cơ quan, đơn vị có thể vận dụng trong thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đưa trẻ đến trường".

Theo QĐND

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Viện Pasteur TP HCM xin ngừng nhận mẫu cúm A/H1N1 (24/9)
 Nào biết kêu ai (24/9)
 “Lạnh lưng” chi phí cho con ăn học (24/9)
 TP.HCM: còn 16 phường, xã chưa có trường mầm non công lập (24/9)
 Xây dựng “Nhóm trẻ” tại khu chung cư mới! (23/9)
 Trẻ suy dinh dưỡng ở trường mầm non giảm 0,5% (23/9)
 Nếu là phụ huynh, tôi cũng phải cho con học trước. (23/9)
 Đồ chơi trẻ em: Ồ ạt nhập lậu (23/9)
 Không tổ chức dạy thêm cho học sinh tiểu học (23/9)
 Mua bảo hiểm cho con: Nên hay không? (22/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i