Mang thai và sinh đẻ
   Khi bị trầm cảm
 

Có phải bạn mang thai và cảm thấy buồn chán không? Bạn có thể đang bị trầm cảm trước khi sinh ( trầm cảm tiền sản).


Nhiều phụ nữ cảm thấy chán nản khi đang mang thai mà không nhận ra lý do thực sự về sự trầm cảm của họ, do nhầm lẫn cho rằng đó là những triệu chứng khó chịu thông thường của việc mang thai.

Mang thai là khoảng thời gian vui vẻ và phấn khởi, tuy vậy không phải tất cả những người sắp làm mẹ đều trải qua chín tháng quan trọng này trên chín tầng mây.

Ann (không phải tên thật của cô ấy), 34 tuổi, hiện là mẹ của bé gái sáu tháng tuổi, đã bị nôn nghén nặng khi cô ấy đang mang thai, một căn bệnh thể hiện rõ do tình trạng buồn nôn và ói quá mức. Cô ấy nôn đến nỗi phải nhập viện ba lần trong hai quý đầu tiên, mỗi lần khoảng một tuần. Cô ấy không thể ăn hoặc uống, và trở nên vô cùng nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và mùi vị.

"Sau lần thứ ba vào bệnh viện, tôi trở nên trầm cảm. Tôi tự hỏi tại sao điều này xảy ra đối với tôi, và chính tôi khó chịu", nữ kiến trúc sư này nhớ lại, "Tôi không muốn nói chuyện với bất kỳ ai, và thậm chí nghỉ làm. Ở nhà, tôi đóng tất cả cửa sổ và cửa phòng mình, và ra lệnh mọi người ra khỏi phòng. Tôi trở thành người mắc bệnh hoang tưởng và sợ mọi thứ, và lúc nào cũng muốn bám chặt lấy chồng tôi hay các thành viên khác trong gia đình. Tôi cảm thấy không ai có thể giúp mình, và tôi không thể nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm."

Không biết hay bỏ qua?

Không giống như trầm cảm hậu sản, là một căn bệnh được nhiều người biết đến, trầm cảm trước khi sinh hoặc trầm cảm tiền sản rất ít được biết đến. Tuy nhiên các cuộc nghiên cứu đã gợi ý rằng trầm cảm tiền sản là bình thường, thậm chí có lẽ còn nhiều hơn trầm cảm hậu sản. Ở Singapore, người ta ước tính khoảng 20 phần trăm phụ nữ có thai có khả năng xuất hiện triệu chứng trầm cảm, trong đó có khoảng 10 phần trăm trầm cảm nghiêm trọng hoặc lâm sàng mà cần có sự quan tâm của y tế.

Trong thực tế, các con số thực còn có thể cao hơn. Theo Yam Keng Mun, giám đốc điều hành và nhà tâm lý học lâm sàng tại Trung tâm vì cuộc sống có ích: "Có khuynh hướng rằng các thành viên trong gia đình cũng như phụ nữ ít báo cáo về các triệu chứng trầm cảm tiền sản do những khó khăn trong việc nhận biết nó và mong rằng họ sẽ hạnh phúc về việc mang thai."

Quả thực, nhiều phụ nữ cảm thấy chán nản khi đang mang thai mà không nhận ra lý do thực sự về sự trầm cảm của họ, do nhẩm lẫn cho rằng đó là những triệu chứng khó chịu thông thường của việc mang thai. Keng Mun nói "Nhiều dấu hiệu của sự trầm cảm khi đang mang thai xuất hiện giống như triệu chứng mang thai thông thường". "Thật khó để xác định đâu là sự mệt mỏi bình thường trong lúc mang thai và đâu là trầm cảm". Đặc biệt là vì triệu chứng trầm cảm tiền sản, theo một số nghiên cứu, thường nhẹ hơn những triệu chứng trầm cảm nặng, bộc phát.

Tiếp tục tồi tệ hơn

Vậy bạn đang mang thai, đang cảm thấy mệt mỏi, bơ phờ và chán nản. Bạn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi tính khí cũng như những cảm xúc buồn bã hoặc bơ vơ, và gặp khó khăn khi tập trung chú ý, ăn và ngủ. Làm sao bạn có thể biết liệu mình có bị những triệu chứng khó chịu điển hình khi mang thai gây ra do những thay đổi tự nhiên về hoóc - môn, hay một cái gì đó nghiêm trọng hơn không?

Những cảm xúc tiêu cực đến rồi đi khi đang mang thai - những điều này thì không có gì bất thường - nhưng trong trường hợp trầm cảm, chúng sẽ mạnh hơn và thường xuyên hơn. Keng Mun lưu ý "Khoảng thời gian cảm thấy bất lực có thể tăng lên, và thường sẽ có cảm giác lúc nào cũng u sầu cho rằng mọi chuyện chẳng hề tốt lên, cũng như có một cảm giác cuộc sống thì vô nghĩa và chẳng đáng gì."

Wong Boh Boi, bác sĩ cố vấn về việc mang thai và cho con bú tại Trung tâm Parentcraft ở Trung tâm Y học Thomson, phản ánh lại quan điểm này. " Bạn có thể nhận biết trầm cảm tiền sản bằng tần suất của những cảm xúc và hành vi như vậy". Trầm cảm có thể tự thể hiện ở nhiều hình thái, từ cảm giác muốn khóc cho đến nổi nóng, nhưng "nếu các triệu chứng xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn, và tiếp tục trở nên tồi tệ hơn, thì điều đó không phải là ‘bình thường'", bà ấy nhận xét.

"Tự bản thân người phụ nữ không thể nhận biết điều đó, và trong thực tế, thường là những người ở xung quanh cô ấy, như là chồng hoặc bạn thân nhất của cô ấy, là những người nhận thấy điều đó và nghi ngờ có điều gì đó không ổn " Boh Boi nói thêm.

Những nguyên nhân

Giống như Ann, bạn có thể đang bị căn bệnh y học đặc biệt nguy hiểm hay sự trầm cảm của bạn có thể được khởi phát bởi những yếu tố khác, như là một cái chết trong gia đình, những khó khăn về tài chính hay áp lực công việc. Những thay đổi về hoóc - môn, thường bị lên án, có thể đóng góp một phần, nhất là trong lúc bắt đầu mang thai, nhưng thường không phải là nguyên nhân chính yếu.

Keng Mun nói: "Các cuộc nghiên cứu chưa làm rõ về những nguyên nhân của nó, nhưng không phải là không thường gặp đối với phụ nữ mang thai ngoài dự kiến hoặc sẩy thai trước đây bị trầm cảm. Những biến chứng được dự đoán này, cũng như những người đã trải nghiệm về bệnh trầm cảm, hay bị lạm dụng tình cảm, tình dục hoặc thể xác, cũng đều có khả năng rơi vào trầm cảm."


Đương đầu với trầm cảm

"Tôi đã bị ốm nghén nặng, và có lúc tôi khổ sở quá đến nỗi sống như một sinh vật ký sinh trên cơ thể mình. Sau đó, dĩ nhiên tôi cảm thấy mình có lỗi vì cảm thấy khốn khổ và bực bội với cái thai. Nhưng đọc được những quyển sách nói rằng những cảm xúc lẫn lộn là chuyện bình thường đã giúp ích cho tôi, và gia đình, các bạn của tôi đã là một nguồn động viên rất lớn."
Carrie, 35 tuổi, mang thai 6 tháng

"Chúng tôi đã chờ đợi để có em bé trong bảy năm, nhưng lạ một điều là, khi tôi phát hiện mình có thai, tất cả cảm xúc của tôi là cảm thấy hối tiếc khi có điều gì đó sẽ xấu đi. May mắn thay, chồng tôi đã hiểu và hỗ trợ cho tôi."
Sherlie, một bà mẹ 40 tuổi

"Có những chuyện, như là tắm nước nóng có vẻ giúp ích. Hơn nữa, tôi đã làm những chuyện "điên rồ" đại loại như đi dạo lúc 3 giờ sáng. Nói chuyện với mọi người cũng có thể giúp ích, với điều kiện là đúng người - một số người nghĩ rằng những gì tôi đang trải qua là bình thường, và điều đó chỉ làm tôi khó chịu hơn."
Ann, gần 30 tuổi, có một con.

"Tôi là người độc lập và năng động, vì vậy khi xảy ra ốm nghén, tôi trở nên thất vọng và tức giận. Tôi cảm thấy trống rỗng và xa cách với em bé. Sau đó, tôi gặp một người phụ nữ có cùng hoàn cảnh, và sự đồng cảm của cô ấy thực sự đã giúp ích cho tôi."
Ellen, 36 tuổi, có con gái 8 tháng tuổi.

Boh Boi nói rằng mang thai ngoài dự kiến thường là một nguyên nhân và có thể tác động đến phụ nữ thuộc mọi tầng lớp - dù là những thiếu nữ vẫn còn đang đi học hay phụ nữ trưởng thành đang đi làm. Nếu là một thiếu nữ chưa lập gia đình, cô ấy thường cảm thấy cực kỳ lo lắng và có thể suy tính đến việc phá thai. Cô ấy có thể hoàn toàn dễ dàng chìm vào sự trầm cảm, đặc biệt nếu cô ấy thiếu sự hỗ trợ của cha mẹ hoặc những người khác.

" Một người phụ nữ vừa mới kết hôn hoặc còn khá trẻ có thể chưa được chuẩn bị về mặt tinh thần để có con. Cô ấy sẽ nghĩ về tất cả nghĩa vụ tài chính mới của mình và những chuẩn bị cho việc chăm sóc trẻ trong tương lai, và những điều này có thể thực sự làm cho cô ấy choáng," Boh Boi giải thích. Thậm chí phụ nữ trung niên hoặc trưởng thành đôi khi cũng không tránh khỏi. "Họ thường có sự nghiệp đã vững vàng, và có thể cảm thấy rằng con cái sẽ gây nguy hiểm cho sự nghiệp của họ," bà ấy nói thêm.

Thậm chí khi mang thai đã được lên kế hoạch, trầm cảm có thể xảy ra trong những trường hợp mà người phụ nữ đã từng sẩy thai hoặc mang thai khó khăn. Tương tự, một người phụ nữ trải qua biến chứng của kỳ thai nghén, chẳng hạn, điều đó liên quan đến những bất thường của bào thai, thì có nhiều khả năng bị đau khổ do những cảm xúc và suy nghĩ trầm cảm.

Một người phụ nữ cũng có thể rơi vào sự trầm cảm nếu cô ấy cảm thấy rằng mình mang thai không đúng lúc - ví dụ, ngay khi cô ấy đến kỳ hạn được thăng chức, hoặc sau khi chồng của cô ấy bị mất việc. Những cảm xúc mâu thuẫn đó là niềm vui thích thú khi có thai và oán giận về thời điểm mang thai - có thể tạo ra tình trạng rối loạn cảm xúc trong lòng cô ấy.

Những ảnh hưởng tiêu cực

Nếu không quan tâm, trầm cảm tạo ra một tác động tiêu cực. Boh Boi nói : " Khi bị trầm cảm, phụ nữ có khuynh hướng bỏ bê mình. Thậm chí cô ấy sẽ không lo lắng về chuyện ăn uống hoặc nghỉ ngơi cho tốt." Điều này không những sẽ ảnh hưởng cho chính bản thân bạn và em bé, mà còn ảnh hưởng đến những người khác trong gia đình. Ann nhớ lại "Tôi bám vào chồng tôi. Điều đó không dễ chịu đối với anh ấy, và anh ấy cũng trở nên bị trầm cảm."

Trong một số trường hợp, người phụ nữ có thể có suy nghĩ chấm dứt việc mang thai. "Nhiều lúc tôi tự hỏi liệu tôi có nên giữ em bé," Ann thừa nhận. Suy nghĩ tự tử cũng có thể xuất hiện. "Mặc dù tự tử khi đang mang thai là hiếm," Keng Mun nói, "người mẹ có thể biểu lộ những tình cảm và suy nghĩ về việc tự tử hoặc cái chết - kể cả cái chết của những người xung quanh cô ấy."

Trầm cảm tiền sản dường như cũng làm tăng khả năng về trầm cảm hậu sản. Mặc dù Ann không bị trầm cảm hậu sản vì được gia đình hỗ trợ mạnh mẽ, trong nhiều trường hợp khác, trầm cảm tiếp diễn sau khi đứa bé được sinh ra, đặc biệt khi các lý do tiềm ẩn của căn bệnh này vẫn còn.

Có được sự trợ giúp

Do đó sớm có được sự giúp đỡ là điều quan trọng. Boh Boi nói: "Nhiều phụ nữ chẳng làm gì vì họ nghĩ họ có thể vượt qua nó. Không may là, trầm cảm có khả năng tệ hơn."

Nếu triệu chứng của bạn nặng, thường xuyên, và/ hoặc tiếp tục sau một đến hai tuần, bạn có thể cần sự quan tâm của y tế khẩn cấp. Nhiều phụ nữ cố kiềm chế việc điều trị y tế vì họ tin thuốc sẽ có hại cho bào thai, nhưng đó là thuốc chống trầm cảm mà an toàn cho cả mẹ và bé.

Hơn nữa, hãy cố gắng để có được sự hỗ trợ tình cảm và tinh thần. "Sự hỗ trợ của xã hội là điều thiết yếu," Keng Mun nói. "Việc nói chuyện với những người đồng cảm và kiên nhẫn sẽ có ích. Có được sự hỗ trợ tình cảm từ nhà tâm lý hoặc nhà tư vấn cũng sẽ hữu ích. Người chồng cũng có thể được huấn luyện để nhận biết những triệu chứng và đáp lại bằng sự hỗ trợ ban đầu về mặt tình cảm."

Những nhóm hỗ trợ có liên quan với việc mang thai hoặc đường dây nóng cũng có thể là một nguồn lời khuyên chuyên nghiệp và riêng tư. Boh Boi lưu ý: "Dù là họ không thể giải quyết vấn đề của bạn, họ có thể giới thiệu bạn đến với các biện pháp giúp đỡ khác."

Thanh Tuyền mamnon.com
Theo Youngparents

 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tôi đang mang thai! Bây giờ phải làm sao? (14/9)
 Cảm nhận âm thanh trong bụng mẹ (11/9)
 Bạn đã sẵn sàng với em bé hay chưa? (11/9)
 Quay về những bước căn bản (11/9)
 5 câu hỏi phổ biến trong lúc siêu âm (11/9)
 1/3 phụ nữ không biết nên ăn gì khi mang thai (10/9)
 Ứng phó với hai 'kẻ thù' của giấc ngủ (10/9)
 Mục đích của siêu âm (9/9)
 Tìm hiểu về sảy thai (8/9)
 “Ứng phó” với rắc rối thường gặp khi mang thai (7/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i